Các cường quốc khắp thế giới đẩy mạnh chế tạo ngư lôi diệt ngư lôi


Thứ 6, 19/04/2019 | 11:30


Cùng sự kiện

Các lực lượng hải quân hùng mạnh trên thế giới đang đẩy mạnh ý tưởng chế tạo ngư lôi diệt ngư lôi, áp dụng công nghệ phòng thủ tên lửa vào tác chiến dưới lòng đại dương.

Các lực lượng hải quân hùng mạnh trên thế giới đang đẩy mạnh ý tưởng chế tạo ngư lôi diệt ngư lôi, áp dụng công nghệ phòng thủ tên lửa vào tác chiến dưới lòng đại dương.

Ngư lôi, như Poseidon của Nga trở thành mối lo ngại an ninh toàn cầu. Ảnh: Getty

Những thông tin về các loại ngư lôi với uy lực cực mạnh như siêu ngư lôi hạt nhân Poisedon của Nga gây ra lo ngại cho nhiều quốc gia khác, thậm chí cả với Mỹ. Tuy nhiên, nếu loại ngư lôi diệt ngư lôi mới hoạt động, chúng sẽ giảm đáng kể mối đe dọa cho các tàu mặt nước phải đối mặt với nguy cơ bị tàu ngầm đối phương tấn công, từ đó dẫn đến sự thay đổi xu hướng phát triển năng lực hải quân trên toàn cầu.

Ví dụ Hải quân Đức đã chế tạo ngư lôi đánh chặn SeaSpider, do công ty con của ThyssenKrupp Marine Systems là Atlas Elektronik chế tạo. Công ty gần đây đã tiết lộ rằng phòng thí nghiệm tàu ​​và vũ khí trên biển, được đặt tên là WTD71 đã cho ra đời nguyên mẫu đầu tiên của hệ thống trên tàu đa năng để thử nghiệm đánh chặn. Thậm chí, Atlas Elektronik còn tuyên bố thử nghiệm đã thành công vào tháng 12/2017 ngoài khơi bờ biển Baltic.

Sau phân tích dữ liệu năm 2018, Atlas cho biết hiện tại công ty mới được chính phủ cho phép công khai sự kiện này. Chuỗi chức năng “cảm biến nhắm bắn” của hệ thống phòng thủ ngư lôi tàu mặt nước cùng với khả năng phát hiện, phân loại và định vị ngư lôi (TDCL) cũng như ngư lôi chống ngư lôi (ATT) của SeaSpider đã được trình thử thành công trên tàu mặt nước.

Hình ảnh của một hệ thống phòng thủ tên lửa có thể sử dụng dưới nước sẽ đóng vai trò so sánh thích hợp để khái niệm hóa ý tưởng, nhưng các định luật vật lý tạo ra một môi trường rất khác dưới biển. Đáng chú ý nhất, sự vắng mặt của hệ thống phát hiện ra radar sẽ loại bỏ tùy chọn tính toán đường bay gần thời gian thực cần thiết để một tên lửa có thể bắn trúng tên lửa khác.

Đức thử thành công ngư lôi diệt ngư lôi SeaSpider. Ảnh: Atlas Elektronik

Mặc dù vậy, một số chính phủ tin rằng ngư lôi diệt ngư lôi là vũ khí có thể chế tạo được. Hải quân Nga đã biên chế Paket-E/NK - một ngư lôi lưỡng dụng có thể vừa dùng để chống tàu ngầm, vừa dùng để đánh chặn ngư lôi của đối phương bắn tới. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, nhà thầu quốc phòng Aselsan đã thử nghiệm thành công ngư lôi đánh  chặn trong một dự án được Hội đồng Nghiên cứu công nghệ và khoa học của đất nước tài trợ, tờ Hurriyet đưa tin hồi cuối năm 2018.

Ở Mỹ, một dự án tương tự cũng được tiến hành nhưng dường như đã bị thất bại. Theo báo cáo thường niên về thử nghiệm vũ khí của Lầu Năm Góc năm 2018, vào mùa Thu năm ngoái, Hải quân đã đình chỉ hệ thống phòng thủ ngư lôi Surface Ship dù hoàn tất quá trình lắp đặt trên tàu sân bay.

Những chuyên gia của Bộ Quốc phòng Mỹ tin rằng một số thành phần của hệ thống cảnh báo ngư lôi và chống ngư lôi không đáng tin cậy. Hải quân có kế hoạch loại bỏ các thiết bị nguyên mẫu trên tàu sân bay trong thời gian nghỉ bảo trì giữa năm tài chính 2019 - 2023.

Một trong những vấn đề quan trọng của việc chế tạo hệ thống ngư lôi chống ngư lôi nằm ở việc giảm tốc độ báo động sai trong việc mô tả các vật thể là ngư lôi của đối phương. Atlas Elektronik tin rằng SeaSpider có thể vượt qua trở ngại đó bằng cách kết hợp các tín hiệu từ cảm biến trên tàu với những vật thể được chọn bởi hệ thống tìm kiếm đánh chặn.

Người đứng đầu dự án SeaSpider, ông Thorsten Bochentin nói với Defense News rằng công ty chào giá hệ thống với chi phí thấp. Khẳng định này được đưa ra khi cộng đồng phòng thủ tên lửa tìm kiếm các lựa chọn thay thế rẻ hơn cho những máy bay đánh chặn đắt tiền. “Giả sử phải bỏ ra chi phí khoảng 2 triệu USD cho một ngư lôi hạng nhẹ như MU90, trong khi SeaSpider rẻ hơn và có thể đánh chặn hiệu quả”, ông  Boententin giải thích.

Công ty cũng đề xuất sử dụng loại vũ khí tiện ích mới trên vùng biển nông như vùng biển Baltic - khu vực hoạt động chính của Hải quân Đức, luôn phải cảnh giác với các cuộc diễn tập của Nga ở đó. Đó là bởi vì động cơ tên lửa sẽ nhanh chóng bốc cháy sau khi rơi xuống nước, trong khi với các hệ thống đẩy có vũ khí chìm có thể trì hoãn quá trình đến một khoảng cách nhất định trước khi lực đẩy về phía trước lao vào.

Theo Atlas Elektronik, bước tiếp theo trong quá trình hoàn thiện SeaSpider liên quan đến các thử nghiệm với Navy WTD71 để triển khai hệ thống trên các tàu đang di chuyển. Ngoài ra, các kỹ sư muốn chứng minh khả năng chống lại ngư lôi đánh phủ dàua, được coi là một trong những mối đe dọa cấp bách nhất với tàu mặt nước mà hiện vẫn có rất ít hệ thống phòng thủ.

Nhà thầu muốn có một hệ thống sẵn sàng để khai thác vào năm 2023 hoặc 2024, bất kể chính phủ Đức coi dự án này như một chương trình kỷ lục hay không.

PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo Defense News)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cac-cuong-quoc-khap-the-gioi-day-manh-che-tao-ngu-loi-diet-ngu-loi-a271879.html