Chiến tranh Iraq, 15 năm nhìn lại


Thứ 4, 21/03/2018 | 02:17


Cùng sự kiện

Đã 15 năm trôi qua kể từ khi lực lượng Mỹ bắt đầu cuộc chiến Iraq, di sản của cuộc chiến tranh vẫn đang ảnh hưởng đến Trung Đông và gây chia rẽ trong cộng đồng người Mỹ.

Đã 15 năm trôi qua kể từ khi lực lượng Mỹ bắt đầu cuộc chiến Iraq, di sản của cuộc chiến tranh vẫn đang ảnh hưởng đến Trung Đông và gây chia rẽ trong cộng đồng người Mỹ.

Sau khi đưa ra các tuyên bố giả mạo rằng Iraq sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt, Mỹ bắt đầu tiến vào Iraq, lật đổ chính phủ Tổng thống Saddam Hussein lúc bấy giờ, gây ra cuộc nội chiến giữa người Sunni và người Shiite. Các nhóm khủng bố bao gồm al-Qaeda và Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) được đà phát triển rực rỡ, để lại những hậu quả nghiêm trọng cho đến ngày nay.

Số người chết trong cuộc chiến lên đến 268.000 người, theo cơ quan giám sát Iraq, mặc dù các ước tính không chính thức nói rằng con số này là khoảng 1 triệu.

Chiến tranh sắp kết thúc?

Các nhà lãnh đạo Iraq nhấn mạnh rằng đất nước này đang ở trong tình trạng tốt nhất kể từ khi cuộc chiến tranh xảy ra, chính những người dân Iraq bình thường cũng đang hoài nghi cục diện hiện nay.

Iraq hoang tàn sau 15 năm chiến tranh. Ảnh: AP

Họ chỉ tới thất bại quân sự của khủng bố IS và triển vọng của một cuộc bầu cử quốc gia được lên kế hoạch vào tháng 5 tới đây. Những phát triển đó là lý do để dấy lên hy vọng, đồng thời cũng là dấu hiệu cho thấy rằng có ít nhất một di sản tích mà cuộc chiến của Mỹ để lại - sự ra đời thành của nền dân chủ.

Tuy nhiên, dưới các tuyên bố đó, hãng tin Al Jazeera của Qatar đánh giá rằng: "Đối với người dân Iraq bình thường, lợi ích của nền dân chủ có vẻ quá ít so với các di sản kinh hoàng khác của cuộc chiến". Suốt 15 năm dài sống trong bạo lực đã khiến nhiều người Iraq nhìn lại thời kỳ lãnh đạo của Saddam Hussein như là quãng thời gian tương đối bình an và ổn định. Trớ trêu là sau 15 năm xây dựng chế độ dân chủ, người Iraq nhận ra rằng đất nước họ thực sự cần là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ khác.

Hôm nay, Mercer công bố kết quả cuộc khảo sát thường niên, cho thấy thủ đô Baghdad của Iraq là thành phố tồi tệ nhất trên thế giới về chất lượng cuộc sống cho người dân, mặc dù đất nước này có các nguồn lực để tái thiết.

Là nhà sản xuất dầu thô lớn thứ 2 của OPEC, Iraq ước tính có thể kiếm được 88 tỷ USD để tự xây dựng lại đất nước trong vòng chưa đầy 1 năm. Tuy nhiên, trong khi ngành công nghiệp dầu mỏ của Iraq là một trong những câu chuyện thành công tương đối sau chiến tranh, nước này vẫn duy trì chủ nghĩa phân chia. Các nước láng giềng có ảnh hưởng lớn đến nền chính trị trong nước và các nhóm khủng bố, mặc dù bị suy yếu, vẫn có thể kéo dài các cuộc tấn công cho dù có sự hiện diện của quân đội Mỹ.

Quan điểm của Mỹ

Nhiều người Mỹ hối hận vì quyết định khởi động chiến tranh. Ảnh: Getty


Cuộc chiến tranh không chỉ để lại những hậu quả nghiêm trọng ở Iraq nói riêng, Trung Đông nói chung mà còn gây ra sự chia rẽ đối với người Mỹ. Một cuộc khảo sát được tiến hành bởi Trung tâm nghiên cứu Pew cho thấy 48% người Mỹ nghĩ rằng quyết định sử dụng quân đội là sai, trong khi ít hơn 43% nói đó là quyết định đó là đúng.

Khi cuộc chiến bắt đầu, có tới 71% người Mỹ bày tỏ sự ủng hộ. 15 năm trôi qua, chứng kiến quân đội sa lầy tại chiến trường này, quan điểm của nhiều người dân Mỹ cũng thay đổi đáng kể. Điều này có thể phản ánh mức độ nhận thức về cuộc chiến.

"Trong những đánh giá cơ bản nhất, chúng tôi đã hoàn thành mục tiêu chiến thuật là loại bỏ ông Saddam khỏi vị trí quyền lực tối cao nhưng chúng tôi đã không thành công trong việc giải quyết hậu quả", một chuyên gia quân sự Mỹ đánh giá. "Chúng tôi đã thay thế một bộ máy gia tốc bằng bạo lực và hận thù - chế độ Saddam – bằng những người khác, nhưng lại không thể thay đổi cơ bản đường lối của khu vực để cải thiện toàn bộ tình hình".

PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo The Week)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chien-tranh-iraq-15-nam-nhin-lai-a223180.html