Những người hay nặn mụn, chú ý vùng nguy hiểm không phải mổ sọ như thế này


Thứ 5, 14/12/2017 | 03:33


Cùng sự kiện

Một bé gái Trung Quốc 10 tuổi đã phải làm phẫu thuật mở hộp sọ sau khi được mẹ dùng tay nặn mụn đầu đen trên mũi.

Một bé gái Trung Quốc 10 tuổi đã phải làm phẫu thuật mở hộp sọ sau khi được mẹ dùng tay nặn mụn đầu đen trên mũi.

Bệnh viện trực thuộc Đại học Tế Nam ở Quảng Châu cho hay họ vừa thực hiện thành công một ca phẫu thuật mở hộp sọ kéo dài 5 giờ liền để loại bỏ mủ áp xe ra khỏi não của một bé gái 10 tuổi.

Cô bé Xiao Mei đang nằm điều trị sau ca phẫu thuật não.

Bệnh nhân nhỏ tuổi này tên là Xiao Mei, được người nhà đưa tới bệnh viện vào buổi sáng trong tình trạng hôn mê bất tỉnh.

Theo lời thân nhân Xiao Mei thì cô học sinh lớp 5 này bắt đầu bị sốt, chóng mặt và buồn ngủ từ khoảng hai tuần trước. Gia đình cứ nghĩ cô bé bị cảm cúm và ngay cả bác sĩ thăm khám ban đầu cũng chẩn đoán là bệnh cúm.

Tuy nhiên tình trạng sức khỏe của cô bé trở nên tồi tệ hơn vào tuần trước. Xiao Mei bị nhức đầu, nôn mửa và không muốn ăn gì trong suốt 3 ngày liền. Đến lúc này, gia đình mới quyết định đưa cô bé đến bệnh viện lớn hơn để khám bệnh.

Phim chụp cắt lớp não bộ cho thấy bệnh nhân có vùng áp xe trong não.

Xiang Yongsheng, bác sĩ phẫu thuật thần kinh làm việc tại Bệnh viện Đại học Tế Nam cho hay, kết quả chụp CT não cho thấy cô bé có một vùng mô bị viêm, đã chuyển sang áp xe nằm dưới thùy thái dương bên phải có độ dài 4.5cm, rộng 3.5cm và dày 3cm.

Bác sĩ phẫu thuật thần kinh Xiang Yongsheng cho hay cô bé bị hôn mê khi được đưa tới bệnh viện.

Thùy thái dương là một trong bốn thùy chính của não và nằm phía sau và phía dưới thùy trán - tham gia vào việc xử lý đầu vào cảm giác từ mắt, tai và mũi.

Vì sự xuất hiện của áp xe này nên áp lực bên trong hộp sọ của Xiao Mei rất cao khiến cô bé xuất hiện các triệu chứng tương tự vào giai đoạn đầu của bệnh thoát vị não. Sự xuất hiện mủ áp xe trong não có thể do nhiễm khuẩn hoặc nấm.

Các bác sĩ hút được 8ml mủ áp xe ra khỏi não của bệnh nhân.

Thông qua kiểm tra phim chụp cộng hưởng từ (MRI) hộp sọ, nhận thấy tình trạng bệnh nhân vô cùng nguy kịch, các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật khẩn cấp ngay chiều hôm đó.

Sau ca phẫu thuật mở hộp sọ kéo dài 5 giờ, các bác sĩ đã hút được 8ml mủ áp xe ra khỏi não của bệnh nhân.

Làm thế nào mà nặn mụn đầu đen lại dẫn đến phải mổ hộp sọ?

Sau khi hỏi lỹ gia đình Xiao Mei về sinh hoạt của cô bé, bác sĩ Xiang phát hiện ra rằng bà mẹ đã từng nặn một số mụn đầu đen trên mũi con gái vài tuần trước.

Mẹ Xiao Mei đã nặn mụn đầu đen cho con gái mà không rửa sạch tay

Mẹ cô bé cho hay những nốt mụn đầu đen này trông mất thẩm mỹ nên đã dùng tay (chưa rửa sạch) nặn chúng đi.

Bác sĩ Xiang suy luận rằng đây chính là nguyên nhân gây ra bệnh của Xiao Mei bởi cô bé bị nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA).

Cô bé 10 tuổi bị nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA) do nặn mụn tại vùng tam giác nguy hiểm.

MRSA hay còn gọi là "siêu vi khuẩn" có khả năng kháng lại một số thuốc kháng sinh thường được sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn tụ cầu bình thường và khó khăn hơn để điều trị hơn so với nhiễm trùng khác. MRSA có thể xâm nhập sâu vào cơ thể gây nên các bệnh như nhiễm trùng xương, khớp, đường máu, van tim và phổi. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nhiễm MRSA lây lan chủ yếu qua da và thường bắt đầu bằng các mụn nhọt gây đau đớn.

Các phòng chống nhiễm trùng MRSA

Bác sĩ Xiang cho biết các mạch máu giữa mũi và miệng của người được kết nối trực tiếp với não, nên nếu bị nhiễm trùng sẽ gây hậu quả rất nghiêm trọng. Nó được gọi là "tam giác nguy hiểm", do rất dễ bị nhiễm khuẩn.

Bác sĩ khuyên mọi người không nên tự nặn mụn nhọt trên mặt.

Bác sĩ phẫu thuật thần kinh này khuyên mọi người không nên tự nặn mụn đầu đen cũng như các loại mụn nhọt khác, đặc biệt là khi tay chưa được làm sạch hoàn toàn.

Minh Minh (Theo Daily Mail)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-nguoi-hay-nan-mun-chu-y-vung-nguy-hiem-khong-phai-mo-so-nhu-the-nay-a212904.html