+Aa-
    Zalo

    Hệ thống thủy lợi 2.200 năm tuổi vẫn được sử dụng tại Trung Quốc cho đến ngày nay

    ĐS&PL Đô Giang Yển được biết đến là hệ thống hạ tầng thủy lợi lâu đời nhất trên thế giới và là kì quan khoa học – kỹ thuật Trung Quốc duy nhất còn sót lại từ thời cổ đại.

    Đô Giang Yển được biết đến là hệ thống hạ tầng thủy lợi lâu đời nhất trên thế giới và là kì quan khoa học – kỹ thuật Trung Quốc duy nhất còn sót lại từ thời cổ đại.

    Đô Giang Yển được xây dựng cách đây hơn 2.200 năm trước. Hệ thống này vẫn được sử dụng để tưới tiêu trên 668.700 héc-ta đất nông nghiệp, thoát nước lụt và cung cấp nước cho hơn 50 thành phố tại tỉnh Tứ Xuyên ngày nay.

    Đập “Miệng Cá”. Một phần của hệ thống tưới tiêu Đô Giang Yển. Ảnh: Ancient Origins

    Đô Giang Yển là thành quả trí óc của Lý Băng, một quan chức địa phương của tỉnh Tứ Xuyên 200 năm trước. Công trình được xây dựng để đối phó với lũ lụt thường xuyên từ sông Dân, một nhánh của sông Dương Tử.

    Lý Băng và con trai đã phát hiện rằng, vào mùa xuân, nước tan băng từ những ngọn núi tràn các bờ sông, đổ ra sông Dân, khiến mực nước trên sông dâng cao. Xây dựng một con đập là giải pháp Lý Băng đã đưa ra để vừa giữ tuyến đường thủy phục vụ cho quân sự theo yêu cầu, vừa có thể di chuyển một số lưu lượng nước đến khu vực khác. Sau đó, xây dựng một con kênh ở núi Ngọc Lũy, gửi lượng nước thừa cho Thành Đô vốn khô hạn.

    Bức tượng thờ phượng cổ của Lý Băng được trưng bày tại Đô Giang Yển, Trung Quốc. Ảnh: Ancient Origins

    Tần Chiêu Tương vương đã tài trợ dự án của Lý Băng và hàng chục ngàn người dân được huy động cho công trình. Họ xây dựng đê bằng cách tạo ra những chiếc giỏ hình xúc xích dài, đan tre đựng đầy đá, được gọi là Zhulong. Những chiếc giỏ này được giữ bằng gỗ ba chân, gọi là Macha.

    Mặc dù không có đập ngăn nước, hệ thống vẫn hoạt động tốt nhờ vào các đặc điểm địa hình và thủy văn tự nhiên nơi đây.

    Con đê truyền thống làm bằng giỏ tre hình xúc xích dài, đựng đầy đá và được giữ bằng gỗ ba chân. Ảnh: Ancient Origins

    Một trong những điều tuyệt vời nhất của dự án kỹ thuật này là xây dựng một con kênh xuyên núi Ngọc Lũy trước khi thuốc súng và chất nổ được phát minh. Vì không đào được đá nên Lý Băng hạ lệnh chất củi và cỏ lên trên đá và đốt, sau đó tưới nước lạnh lên. Việc thay đổi nhiệt độ đột ngột khiến đá nứt ra và họ đã có thể đào được đá. Phải mất tám năm để tạo ra con kênh rộng 20 mét xuyên núi.

    Việc hoàn thành hệ thống Đô Giang Yển đã giải quyết tình trạng ngập lụt và giúp Tứ Xuyên trở thành khu vực nông nghiệp phát triển nhất Trung Quốc. Dự án của Lý Băng ngày nay được công nhận là "Kho báu của Tứ Xuyên".

    Bản đồ du lịch hệ thống thủy lợi Đô Giang Yển. Ảnh: Ancient Origins

    Đô Giang Yển vẫn là một hình mẫu đáng học hỏi cho các nhà khoa học cho tới ngày hôm nay bởi cách quản lý các nguồn nước cho con người một cách hài hòa và vẫn cho phép các hệ sinh thái và quần thể cá tiếp diễn một cách tự nhiên. Điều này khác hoàn toàn với những con đập ngăn nước.

    Đô Giang Yển giúp người dân kiểm soát nguồn nước một cách hài hòa. Ảnh: Ancient Origins

    Đô Giang Yển đã được UNESCO công nhận trở thành Di sản Thế giới và đã được cải tạo toàn hệ thống vào năm 2013.

    Hồng Nguyễn (Theo Ancient Origins)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/he-thong-thuy-loi-2200-nam-tuoi-van-duoc-su-dung-tai-trung-quoc-cho-den-ngay-nay-a222115.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan