+Aa-
    Zalo

    Mỹ tấn công Syria: Không còn tương lai nào cho đàm phán hòa bình?

    ĐS&PL Cuộc tấn công của Mỹ, Anh và Pháp vào Syria đã kết thúc song kéo theo nhiều hệ lụy, đặc biệt là gây ảnh hưởng tiêu cực đến đàm phán hòa bình cho quốc gia Trung Đông này.

    Cuộc tấn công của Mỹ, Anh và Pháp vào Syria đã kết thúc song kéo theo nhiều hệ lụy, đặc biệt là gây ảnh hưởng tiêu cực đến đàm phán hòa bình cho quốc gia Trung Đông này.

    Hòa bình "chót lưỡi đầu môi"

    Tổng thống Pháp Emmanuel Macron muốn thế giới nắm bắt thời khắc này. Sau khi các cuộc không kích ở Syria, ông yêu cầu một động lực hợp tác nhằm khôi phục tiến trình hòa bình quốc tế.

    Các cuộc không kích rõ ràng là không nhằm thay đổi chế độ hay buộc chính phủ Tổng thống Syria Assad phải đàm phán. Vụ tấn công nhằm trả đũa lực lượng chính phủ Syria sau khi cáo buộc họ sử dụng vũ khí hoá học khiến hàng chục dân thường thiệt mạng.

    Như David Miliband, Giám đốc điều hành Ủy ban Cứu trợ Quốc tế đánh giá, những cuộc không kích "sẽ trở thành câu chuyện lịch sử trừ khi chúng được kết hợp bởi cuộc đàm phán ngoại giao bền vững và nghiêm túc."

    Tổng thống Pháp Macron muốn nhanh chóng đàm phán về tiến trình hòa bình Syria. Ảnh: Getty

    Phát biểu với Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Macron nói ưu tiên phải là "khởi động các cuộc đàm phán càng sớm càng tốt về một tiến trình chính trị đáng tin cậy và đầy đủ", theo một tuyên bố từ Cung điện Elysee. Đó là một thông điệp mà nhà lãnh đạo Pháp đã nhắc lại sau cuộc không kích.

    Mỹ, Anh và Pháp, được Đức hỗ trợ, đồng ý rằng các vũ khí hoá học của Syria phải bị phá hủy, phải có một lệnh ngừng bắn ngay lập tức và chính phủ Syria phải chấp nhận một "chương trình nghị sự" tại các cuộc hội đàm của ở Geneva. Đó là những gì cần thiết phải làm mà Đại sứ Pháp François Delattre gọi là "giải pháp chính trị bao hàm".

    Tuy nhiên, trên thực tế, tiến trình hòa bình ở Syria sẽ không có sự tiến triển trong bầu không khí hiện tại.

    Quan hệ giữa Mỹ và Nga khó hàn gắn

    Đối với bất kỳ biện pháp ngoại giao nào ở Syria, mối quan hệ đi xuống giữa Mỹ và Nga đều cần phải xem xét. Trong một cuộc phỏng vấn với Fox News hôm 15/4, đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc (LHQ) Nikki Haley cho biết: "Bây giờ chúng tôi có nhiều vấn đề với Nga". Sáng hôm nay (16/4), Mỹ đã bắt đầu áp dụng thêm các trừng phạt đối với Nga.

    Quan hệ giữa Nga và Mỹ đang căng thẳng. Ảnh: Getty

    Với hàng loạt các vấn đề, từ kiểm soát vũ khí đến việc trục xuất các nhà ngoại giao của nhau trong khuôn khổ vụ đầu độc cựu gián điệp Nga Sergei Skripal và con gái ông ở Anh; những cáo buộc Nga can thiệp bầu cử năm 2016 – Nga và Mỹ đang ở trong mối quan hệ đang tồi tệ nhất nhiều thập kỷ qua. Các biện pháp trừng phạt cứng rắn của Washington đã làm gia tăng cuộc khủng hoảng.

    Tuy nhiên, sau 3 năm tham chiến ở Syria, trở thành đồng minh thân cận nhất của chính phủ Tổng thống Assad, chắc chắn Nga sẽ không dễ dàng từ bỏ vai trò của mình.

    Mỹ cần có một kế hoạch hợp lý

    Chính sách của Mỹ đối với Syria không thống nhất. Ngay trước khi bị sa thải, Bộ trưởng Ngoại giao Rex Tillerson đã dành 200 triệu USD để ổn định miềnNbắc Syria - nơi các lực lượng người Kurd được Mỹ hỗ trợ đã đánh bại khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Mỹ cũng có kế hoạch xây dựng một lực lượng bảo vệ biên giới 30.000 người.

    Syria bị tàn phá trong cuộc chiến kéo dài 7 năm. Ảnh: Getty

    Tuy nhiên, Tổng thống Trump sau đó đã đóng băng số tiền 200 triệu USD và nói rằng ông muốn quân đội Mỹ ra khỏi miền Bắc Syria. Nếu Mỹ rút quân, lực lượng người Kurd sẽ dễ bị tổn thương trước người Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, thậm chí những phần tử IS còn sót lại sẽ tìm cơ hội trong sự hỗn loạn. Cuối cùng, đến hôm 14/4, ông Trump cho biết: "Không có máu hay kho báu của Mỹ có thể tạo ra hòa bình và an ninh lâu dài ở Trung Đông".

    Hiện không có dấu hiệu nào cho thấy chính phủ Tổng thống Syria Assad sẵn sàng thảo luận về sự nhượng bộ của cả 2 bên.

    Bao giờ Syria hòa bình?

    Chính quyền Assad quyết tâm khôi phục lại lãnh thổ Syria, mục tiệu cụ thể là Idlib – sào huyệt cuối cùng của các nhóm Hồi giáo cực đoan nhưng cũng là nơi trú ngụ của 2 triệu người Syri. Hơn một nửa trong số những người dân đó đã rời khỏi các vùng khác của đất nước này chạy đến Idlib.

    Ali Akbar Velayati, cố vấn của Nhà lãnh đạo Tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei, cho biết tại Damascus tuần trước rằng giải phóng Idlib là mục tiêu tiếp theo của "cuộc kháng chiến".

    Hôm 14/4, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean-Yves le Drian nói Idlib có thể trở thành thảm hoạ nhân đạo tiếp theo: "Số phận của Idlib phải được giải quyết bằng một tiến trình chính trị", ông nói với Le Journal du Dimanche.

    Nếu tiến trình hòa bình không được phục hồi, cuộc chiến tranh của Syria sẽ càng trở nên thảm khốc bởi tất cả những lợi ích cạnh tranh (không phải Syria). Hơn bao giờ hết, Syria sẽ là một “hộp cát” cho cuộc chiến giữa các cường quốc bên ngoài.

    PHƯƠNG PHƯƠNG(Theo CNN)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/my-tan-cong-syria-khong-con-tuong-lai-nao-cho-dam-phan-hoa-binh-a226438.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan