Phát hiện hóa thạch gần 4 tỷ năm giúp hé lộ nguồn gốc sự sống


Thứ 5, 02/03/2017 | 14:04


Các nhà khoa học đã phát hiện hóa thạch của vi sinh vật có niên đại 3.770 triệu năm, có khả năng cung cấp bằng chứng về một trong những dạng sống lâu đời nhất Trái Đất.

Các nhà khoa học Anh đã phát hiện hóa thạch của vi sinh vật có niên đại 3.770 triệu năm, có khả năng cung cấp bằng chứng về một trong những dạng sống lâu đời nhất Trái Đất.

Những sợi và ống nhỏ hình thành do vi khuẩn sống trên sắt được tìm thấy trong lớp đá thạch anh ở vành đai Nuvvuagittuq Supracrustal (NSB), Quebec, Canada. Các sợi và ống nhỏ được cho là đã phát triển mạnh trong một hệ thống thông thủy nhiệt nằm sâu dưới biển, một khu vực có núi lửa nằm sâu dưới đáy đại dương.

Các nhà khoa học tin rằng, nước nóng giàu khoáng sản xung quanh miệng thủy nhiệt có thể đã cung cấp môi trường sống cho các dạng sống đầu tiên trên Trái đất ra đời cách ngày nay khoảng 4,3 tỷ năm.

Matthew Dodd, một thành viên của đội nghiên cứu từ Đại học London (UCL) làm việc trên các phế tích, cho biết: "Phát hiện của chúng tôi chứng minh giả thuyết sự sống hình thành từ những miệng thủy nhiệt nóng dưới đáy biển một thời gian ngắn sau khi Trái Đất ra đời. Sự xuất hiện nhanh chóng của sự sống trên Trái Đất phù hợp với bằng chứng khác về các gò trầm tích 3.700 triệu năm tuổi định hình bởi các vi sinh vật".

Các nhà khoa học mới phát hiện hóa thạch vi sinh vật có niên đại gần 4 tỷ năm. Ảnh: Independent

Trước đây các vi sinh vật cổ được coi là lâu đời nhất tìm thấy ở Tây Úc có niên đại 3.460 triệu năm tuổi. Tuy nhiên, một số chuyên gia tin rằng chúng có thể được tạo tác trong đá.

Để chắc chắn về khám phá mới, các nhà nghiên cứu quan sát bằng nhiều cách khác nhau đối với ống và sợi bằng các phương tiện phi sinh học, chẳng hạn như thay đổi nhiệt độ và áp suất trong quá trình chôn cất các đá trầm tích. Tất cả những khả năng được xác định là rất khó xảy ra.

Các cấu trúc, được làm từ một loạt oxit sắt gọi là haematite, có mô hình phân nhánh đặc trưng được tìm thấy gần miệng phun thủy nhiệt. Ngoài ra, chúng cũng được phát hiện cùng với các khoáng chất như chì, apatit và cacbonat mà thường được tìm thấy trong các sinh vật sống.

Nhà khoa học, Tiến sĩ Dominic Papineau từ bộ phận Khoa học Trái đất UCL, cho biết: "Cấu trúc được tạo thành từ các khoáng sản hình thành từ sự thối rữa, và đã được ghi nhận trong suốt lục địa chất, từ đầu cho đến ngày nay. Thực tế chúng tôi đã khai quật được chúng từ một trong các thành tạo đá được biết đến lâu đời nhất. Chúng tôi có thể đã tìm thấy bằng chứng trực tiếp của một trong những dạng sống cổ xưa nhất trên Trái Đất".

Nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature.

"Phát hiện này chỉ ra sự sống phát triển trên Trái Đất ở thời gian khi sao Hỏa và Trái Đất chứa nước lỏng trên bề mặt, khơi gợi nhiều câu hỏi thú vị về sự sống ngoài hành tinh. Do đó, chúng tôi hy vọng có thể tìm thấy bằng chứng về sự sống quá khứ trên sao Hỏa cách đây 4.000 triệu năm. Trái Đất có thể là một ngoại lệ đặc biệt", ông Dodd kết luận.

(Theo Reuters)
 

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/phat-hien-hoa-thach-gan-4-ty-nam-giup-he-lo-nguon-goc-su-song-a182687.html