So sánh sức mạnh máy bay ném bom B-21 của Mỹ với ‘rồng lửa’ S-300 và S-400 Nga


Thứ 4, 02/01/2019 | 13:00


Cùng sự kiện

B-21 của Mỹ đang được thiết kế để mang theo vũ khí hiện đại và bom hạt nhân trong khi hệ thống phòng không S-300 và S-400 của Nga được đánh giá rất cao từ khi ra mắt.

B-21 của Mỹ đang được thiết kế để mang theo vũ khí hiện đại và bom hạt nhân trong khi hệ thống phòng không S-300 và S-400 của Nga được đánh giá rất cao từ khi ra mắt.

Máy bay ném bom thế hệ mới B-21 của Mỹ dự kiến sẽ được nâng cấp đáng kể công nghệ tàng hình. Ảnh minh hoạ: Getty

Không quân Mỹ mới đây đã hoàn thành một bản đánh giá thiết kế quan trọng về kỹ thuật của máy bay ném bom B-21 Raider thế hệ tiếp theo - một máy bay được các nhà phát triển cho biết để bắt đầu thế hệ mới trong công nghệ tàng hình, có khả năng trốn tránh hầu hết hệ thống phòng không tiên tiến nhất trên thế giới. Đánh giá, được các quan chức không quân mô tả là bước đi quan trọng trước khi chính thức chế tạo máy bay, đưa ra thông số thiết kế, kế hoạch công nghệ, sức mạnh tính toán và tích hợp vũ khí cho máy bay ném bom mới.

Chương trình B-21 đã hoàn thành đánh giá thiết kế sơ bộ, bước tiếp theo là xem xét thiết kế quan trọng. Không quân vẫn tin tưởng vào sự tiến bộ vượt bậc của B-21, tướng Anne Stefanek nói với Warrior Maven. Các đánh giá quan trọng về thiết kế B-21 có thể cung cấp nền tảng để đáp ứng đặc tính tàng hình hiện tại và dự đoán trong tương lai - bao gồm lớp phủ tàng hình và cấu hình, giảm công nghệ cắt ngang radar...

Một thế hệ máy bay, tên lửa sử dụng công nghệ tàng hình mới đang được đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển trong bối cảnh hiện đại hóa toàn cầu nhanh chóng và các công nghệ phòng không mới do Nga và Trung Quốc chế tạo đạt được bước tiến lớn. Những tiến bộ trong xử lý máy tính, công nghệ mạng kỹ thuật số và hệ thống nhắm mục tiêu hiện cho phép các hệ thống phòng không có thể nhanh chóng phát hiện ra máy bay tàng hình một cách nhanh chóng.

S-300 và S-400 do Nga chế tạo là hệ thống phòng không tiên tiến, được nhiều người tin là thuộc hàng tốt nhất thế giới, có thể sử dụng công nghệ kỹ thuật số để kết nối các nút mạng với nhau, sau đó truyền dữ liệu theo dõi và nhắm mục tiêu trên các địa hình rộng. Hệ thống phòng không mới cũng sử dụng công nghệ chỉ huy và điều khiển hiện đại để phát hiện máy bay qua dải tần số rộng hơn nhiều so với các hệ thống trước đây.

S-400 của Nga được cho là hệ thống phòng không tốt nhất thế giới. Ảnh: Sputnik

Xu hướng kỹ thuật này đã “châm ngòi” cho các cuộc tranh luận toàn cầu về việc liệu bản thân công nghệ tàng hình có thể trở nên lỗi thời hay không. Một báo cáo gần đây của Thiếu tướng Mark Barrett từ Viện Mitchell cho rằng nhìn chung, công nghệ tàng hình cần phải thay đổi để phù hợp với xu thế chung. Mỹ hiện đang phát triển thế hệ máy bay tàng hình thứ 4.

Công nghệ tàng hình thực chất là việc một chiếc máy bay được thiết kế để tránh sự phát hiện từ các hệ thống radar của kẻ địch bằng cách không có các cạnh xác định, không phát xạ nhiệt đáng chú ý, vũ khí treo trên giá treo… khiến radar có thể gặp khó khăn khi nhận tín hiệu điện từ trở lại cho phép chúng nhận dạng máy bay ném bom đang đến gần. Thuật toán máy tính sau đó có thể xác định khoảng cách chính xác của vật thể đối phương bằng cách đo ốc độ ánh sáng và thời gian di chuyển của tín hiệu điện từ.

Tuy nhiên, khi nói đến máy bay tàng hình, tín hiệu trở về có thể không tồn tại hoặc có tính chất hoàn toàn khác so với máy bay thực tế. Chẳng hạn, một chiếc máy bay tàng hình sẽ xuất hiện dưới hình dạng của một con chim hoặc côn trùng trước radar của kẻ thù. Mặc dù vậy, ngày nay, máy bay tàng hình ngày càng mất đi ưu thế vốn có khi gặp phải S-300 hoặc S-400.

Các nhà phát triển của không quân Mỹ muốn nâng cấp không chỉ cấu hình tàng hình, triệt tiêu hồng ngoại và các vật liệu tránh radar mà còn các yếu tố quan trọng khác như thiết bị gây nhiễu điện tử và tiến hành các cuộc tấn công song song với các máy bay ít tàng hình khác để thu hút sự chú ý từ hệ thống phòng không của đối phương. Trên thực tế, ông nghệ tàng hình mới có thể vượt qua các hệ thống phòng không đa tần tiên tiến bắt buộc phải sử dụng một đặc tính được gọi là tàng hình băng thông rộng.

Hệ thống tàng hình băng rộng đa băng tần hoặc băng thông rộng, được thiết kế để tránh cả radar giám sát khu vực tần số thấp cũng như radar tần số cao. B-21 đang được nghiên cứu theo hướng này. Hình ảnh B-21 được phát hành mô tả thiết kế không sử dụng các bề mặt điều khiển bay thẳng đứng như đuôi. Không có bề mặt thẳng đứng để phản xạ radar từ các khía cạnh bên, máy bay ném bom mới sẽ có RCS (Mặt cắt ngang Radar) giúp giảm nguy cơ không chỉ từ phía trước và phía sau mà còn từ các phía còn lại khiến radar khó phát hiện từ mọi góc độ.

Các máy bay chiến đấu tàng hình trước đây như F-22 và F-35 có cấu hình hoàn toàn khác nhau và dựa vào một số bề mặt điều khiển bay thẳng đứng như đuôi và cánh. F-35 hoặc F-22 bị phụ thuộc vào tốc độ, khả năng cơ động và hệ thống tấn công không đối không khi phải chống lại kẻ thù. Máy bay mới sẽ được thiết kế để có thể kết hợp với một kho vũ khí tầm xa. B-21 cũng sẽ mang theo vũ khí hiện có cũng như bom hạt nhân và vũ khí mới.

PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo National Interest)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/so-sanh-suc-manh-may-bay-nem-bom-b-21-cua-my-voi-rong-lua-s-300-va-s-400-nga-a257521.html