+Aa-
    Zalo

    Trên dải Ngân Hà có nền văn minh ngoài Trái đất?

    ĐS&PL Theo các nhà thiên văn học, một “quần thể các siêu cấu trúc” gần dải Ngân hà có thể là nơi tồn tại của một nền văn minh ngoài Trái đất.

    (ĐSPL) – Theo các nhà thiên văn học, một “quần thể các siêu cấu trúc” gần dải Ngân Hà có thể là nơi tồn tại của một nền văn minh ngoài Trái đất.

    [mecloud]dkVf02ABtl[/mecloud]

    Ngôi sao mới được tìm thấy được xác định bằng kính viễn vọng không gian Kepler có thể đang nuôi dưỡng các cấu trúc của một nền văn minh công nghệ tiên tiến. Các nhà khoa học cho biết: “Quần thể siêu lớn này tồn tại trong không gian khiến con người không thể không hy vọng về một nền văn minh ngoài hành tinh của chúng ta”.

    Jason Wright, một nhà thiên văn học thuộc Đại học Penn được đề xuất sẽ viết một bản báo cáo về hệ thống sao “kỳ quái” này. Ông nói với Independent rằng: “Tôi không thể hình dung sao điều tuyệt vời này lại có thể xảy ra, thực sự rất mới mẻ và thú vị”.

    Một "quần thể các siêu cấu trúc" gần dải Ngân hà có thể là nơi tồn tại nền văn minh ngoài Trái đất.

    Chia sẻ với tờ The Atlantic, ông Wright cho biết: “Người ngoài hành tinh sẽ là giả thuyết cuối cùng chúng ta xem xét đến. Nhưng chúng tôi hy vọng về một nền văn minh ngoài Trái đất và thực sự muốn nhìn xem nó thú vị như thế nào”.

    Ngôi sao tuyệt đẹp này được gọi là KIC 8462852 nằm ngay phía trên dải Ngân Hà, giữa các chòm sao Cygnus và Lyra. Lần đầu tiên nó thu hút sự chú ý của các nhà thiên văn học là năm 2009, khi kính viễn vọng không gian Kepler xác định đây là ứng cử viên cho việc quay quanh các hành tinh giống Trái Đất. Nhưng sau đó, KIC 8462852 đã được nghiên cứu như là một mô hình ánh sáng đặc biệt so với các ngôi sao khác trong việc tìm kiếm các hành tinh có sự sống của Kepler.

    Kính viễn vọng không gian Kepler hoạt động bằng cách phân tích ánh sáng từ những nơi xa xôi trong vũ trụ - tìm kiếm những thay đổi diễn ra khi các hành tinh di chuyển ở phía trước các ngôi sao. Nhưng việc đắm mình trong ánh sáng như KIC 8462852 dường như không phải là mô hình bình thường đối với một hành tinh.

    Tabetha Boyajian, một nhà nghiên cứu bậc sau tiến sỹ thuộc đại học Yale cho biết trên tờ The Atlantic: “Chúng tôi chưa bao giờ thấy thứ gì giống như ngôi sao này, nó rất kỳ lạ. Chúng tôi nghĩ rằng có thể đó là do dữ liệu hỏng hoặc do chuyển động của tàu vũ trụ, nhưng mọi thứ đều hoạt động tốt”.

    Vào năm 2011, KC 8462852 một lần nữa gây chú ý cho các thành viên nhóm nghiên cứu “Planet Hunters” Kepler – nhóm chuyên phân tích kết quả dữ liệu từ 150.000 ngôi sao mà Kepler đã gửi về. Họ cho rằng ngôi sao “thú vị” và “kỳ quái” vì nó được bao quanh bởi khối lượng lớn vật chất được hình thằng rất chặt chẽ.

    Kết quả nghiên cứu phù hợp với khối lượng của các mảnh vỡ bao quanh một ngôi sao trẻ giống như là nó đã chịu tác động từ mặt trời trước khi hành tinh được hình thành. Tuy nhiên ngôi sao này đã không còn trẻ và các mảnh vỡ đáng ra phải được gộp lại xung quanh nó khá gần hoặc nó sẽ bị co cụm lại với nhau bởi lực hấp dẫn - hay bị nuốt chửng bởi chính nó.

    Boyajian, người giám sát dự án Hunters Planet, gần đây đã xuất bản một bài báo xem xét tất cả những lời giải thích tự nhiên nhất có thể cho các đối tượng và đưa ra tất cả các giả thuyết, cố gắng giải thích nó. Tuy nhiên ngoại trừ một điều là liệu rằng một ngôi sao nào khác đã kéo theo một chuỗi các sao chổi đến gần KIC 8462852.

    Wright và Boyajian đã hợp tác với Andrew Siemion, giám đốc trung tâm nghiên cứu SETI thuộc đại học California, Berkeley, để sử dụng kính viễn vọng radio để nghiên cứu ngôi sao nói trên.

    Khi tồn tại một nền văn minh có công nghệ tiên tiến hơn, người ta có thể phát minh ra những cách thức mới, tốt hơn để thu thập năng lượng trực tiếp từ chính hành tinh của họ. Nếu những suy đoán về “quần thể siêu cấu trúc” là đúng, các nhà khoa học cho rằng đây có thể là một tập hợp siêu lớn những tấm “pin mặt trời” đặt xung quanh các ngôi sao.

    Hiện tại, các nhà thiên văn học đang tập trung nghiên cứu. Nếu như họ phát hiện được tín hiệu nhân tạo, họ sẽ đề nghị được sử dụng kính đo giao thoa vô tuyến VLA để xác định xem các tín hiệu radio này có phải đúng là được gửi đi từ một nền văn minh ngoài Trái Đất hay không.

    PHƯƠNG PHƯƠNG(Theo Independent)

    Xem thêm video Tin tức:

    [mecloud]HWXVVJyHf6[/mecloud] 

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tren-dai-ngan-ha-co-nen-van-minh-ngoai-trai-dat-a115369.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.