+Aa-
    Zalo

    Vũ khí bí mật của Triều Tiên: Các căn cứ ngầm dưới lòng đất

    ĐS&PL Theo đánh giá trên National Interest, Triều Tiên sở hữu tên lửa, vũ khí hạt nhân cùng nhiều loại vũ khí cũ đồng thời có các căn cứ ngầm dưới lòng đất rất khó đoán định.

    Theo đánh giá trên National Interest, Triều Tiên sở hữu tên lửa, vũ khí hạt nhân cùng nhiều loại vũ khí cũ đồng thời có các căn cứ ngầm dưới lòng đất rất khó đoán định.

    Sở hữu nhiều đường hầm bí mật

    Triều Tiên là một trong những quốc gia bí mật nhất trên thế giới nên cũng không lạ khi họ xây dựng rất nhiều các cơ sở quân sự ngầm. Cho dù là một đường hầm đào dưới khu phi quân sự (DMZ) được thiết kế để vượt qua hàng ngàn lính gác trong vòng 1 giờ đồng hồ hay các hầm chứa lớn để bảo vệ các vị lãnh đạo - Triều Tiên dường như sở hữu rất nhiều cơ sở ngầm rộng lớn, được thiết kế chuyên nghiệp nhằm đạt lợi thế trong thời chiến.

    Các cơ sở ngầm dưới lòng đất là vũ khí bí mật của quân đội Triều Tiên. Ảnh minh họa: National Interest

    Một trong những ví dụ sớm nhất về kỹ thuật xây dựng cơ sở ngầm của Triều Tiên là có rất nhiều đường hầm dẫn từ Triều Tiên qua vùng DMZ đến Hàn Quốc. Đường hầm đầu tiên được đặt vào năm 1974, mở rộng 1 km về phía Nam của DMZ. Đường hầm đủ lớn để di chuyển đến 2.000 quân mỗi giờ. Một sĩ quan Hải quân Mỹ ở Hàn Quốc đã bị bắt trong khi đang điều tra đường hầm. Ngoài ra, nhờ lời khai của một người Triều Tiên đào tẩu, thêm một đường hầm lớn hơn đã được phát hiện vào năm 1978.

    Kể từ đó đến nay đã có ít nhất 4 đường hầm được phát hiện, với các tấm bê tông cốt thép, điện cung cấp ánh sáng và không khí trong lành. Thật khó để xác định có bao nhiêu đường hầm tồn tại. Một báo cáo nói rằng cựu lãnh đạo Triều Tiên Kim Il-sung, ông nội của ông Kim Jong-un đã ra lệnh cho bộ phận chiến đấu của 10 đơn đào 2 đường hầm. Nếu như tất cả đều hoàn thành, về mặt lý thuyết có nghĩa là khoảng chục đường hầm còn lại vẫn chưa được khám phá.

    Cựu quân nhân Hàn Quốc Han Sung-chu tuyên bố có ít nhất 84 đường hầm của Triều Tiên, một số nằm ở ngay trung tâm thủ đô Seoul.

    Căn cứ Không quân bí mật

    Quân đội Giải phóng Nhân dân Triều Tiên được cho là sở hữu ít nhất 3 căn cứ Không quân khác nhau tại Wonsan, Jangjin và Onchun. Căn cứ ngầm ở Wonsan bao gồm một đường băng dài 1,8km đi qua một ngọn núi. Theo một người đào tẩu, trong thời chiến, máy bay chiến đấu MiG-29 và máy bay tấn công mặt đất Su-25 Frogfoot, sẽ cất cánh từ các căn cứ Không quân thông thường nhưng quay lại các căn cứ Không bí mật.

    Một căn cứ ngầm khác là một loạt các hầm vũ trang gần DMZ. Một người đào tầu tiết lộ rằng, bắt đầu từ năm 2004, Triều Tiên đã xây dựng các hầm chứa có khả năng giấu từ 1.500 đến 2.000 binh sĩ chiến đấu với đầy đủ vũ trang gần biên giới. Ít nhất có 800 hầm chứa được xây dựng để che giấu các đơn vị như lữ đoàn bộ binh.

    Nhiều căn cứ ngầm được xây dựng trong thời gian khá dài, phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Ảnh: Express 

    Các cơ sở dưới lòng đất khác được cho là được xây dựng với mục đích che chở cho các lãnh đạo của Triều Tiên. Theo một tạp chí quân sự Hàn Quốc, tình báo Mỹ tin rằng có khoảng 6.000 đến 8.000 khu trú ẩn nằm rải rác khắp cả nước.

    Triều Tiên cũng được cho là có hàng trăm hang động pháo phế nằm phía bắc DMZ. Được biết đến như các địa điểm pháo binh cứng, hoặc HARTS, chúng thường được lưu trữ trong đường hầm đi vào các dãy núi. Một vũ khí pháo binh, chẳng hạn như một khẩu pháo Koksan 170 mm hoặc hệ thống tên lửa phóng nhiều lần 240 mm, có thể bắn ra từ miệng hang và sau đó rút lui an toàn. Các địa điểm này được sử dụng để hỗ trợ pháo binh nếu xung đột xảy ra. Vào năm 1986, ước tính Triều Tiên có khoảng từ 200 đến 500 HARTS.

    Theo một báo cáo của Viện Nautilus, Triều Tiên cũng có "các vị trí radar trong trục thang máy có thể được nâng lên giống như kính hiển vi tàu ngầm; tàu tuần tra và tàu tuần tra trong các đường hầm được đục bằng đá; đường hầm dài hơn 1km để lưu trữ phương tiện và vật tư, hoặc để giấu người dân của một thành phố gần đó".

    Mỹ và Hàn Quốc sẽ đối phó với những cơ sở dưới lòng đất của Triều Tiên như thế nào nếu xảy ra xung đột? Họ sẽ phải xác định chính xác vị trí các cơ sở. Các cơ sở này rất khó phát hiện qua vệ tinh và thu thập thông tin từ những người đào tầu có lẽ là cách hay nhất để tìm hiểu trong thời bình rồi sau đó tìm ra phương pháp giải quyết. Rất có thể là, mặc dù đã có những chuẩn bị trước, nhưng nhiều vị trí căn cứ ngầm sẽ gây bất ngờ cho Washington và Seoul.

    PHƯƠNG PHƯƠNG(Theo National Interest)
     
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vu-khi-bi-mat-cua-trieu-tien-cac-can-cu-ngam-duoi-long-dat-a218684.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan