+Aa-
    Zalo

    Cư dân mạng tranh luận "nảy lửa" về đề xuất cán bộ làm việc ở nhà

    ĐS&PL “Đề xuất thí điểm cho cán bộ làm việc ở nhà, đến cơ quan 1-2 ngày/tuần” đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận. Nhiều độc giả cho rằng, làm việc ở nhà hay

    “Đề xuất thí điểm cho cán bộ làm việc ở nhà, đến cơ quan 1-2 ngày/tuần” đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận. Nhiều độc giả cho rằng "làm việc ở nhà hay ở cơ quan không quan trọng, mà hiệu quả công việc mới là số 1".

    Ngày 14/11, thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, đại biểu Quốc hội Ngọ Duy Hiểu (đoàn Hà Nội) đề xuất giải pháp thí điểm cho cán bộ, công chức, viên chức ở một số lĩnh vực có thể làm việc tại nhà mà không phải đến cơ quan.

    "Nhiều lĩnh vực cán bộ, công, viên chức Nhà nước có thể chỉ đến cơ quan 1-2 ngày mỗi tuần. Khi đến cơ quan, chưa chắc hiệu quả làm việc đã cao hơn ở nhà", ông Hiểu nói.

    Đại biểu Hiểu phân tích người lao động khi ra đường kéo theo nhiều hệ lụy như gây ùn tắc giao thông, mất nhiều thời gian, chi phí điện nước… "Khuynh hướng của thời đại công nghệ thông tin là có thể làm việc ở nhà thay vì đến cơ quan. Vì vậy, chúng ta đến cơ quan chưa chắc làm việc đã hiệu quả bằng ở nhà", ông nói.

    Đề xuất thí điểm cán bộ làm việc ở nhà, đến cơ quan 1-2 ngày/tuần đang gây ý kiến trái chiều - Ảnh minh họa

    Đề xuất này đang nhận được không ít ý kiến trái chiều trong dư luận.

    Bạn đọc có tên Phản Biện bình luận: "Ý kiến hay, tôi nhiệt tình ủng hộ. Có thể giao việc cho họ làm ở nhà và phải hoàn thành, như vậy thì đỡ tốn nhiều thứ nhưng hiệu quả công việc có thể tăng cao hơn".

    Cùng chung quan điểm ủng hộ, bạn đọc có tên Vĩnh Nhựt viết: "Ý kiến cán bộ, công chức làm việc ở nhà rất hay. theo tôi đó là giải pháp hiệu quả và tiết kiệm. Hiệu quả là vì làm việc ở nhà thoải mái hơn, trách nhiệm công việc cao hơn; còn tiết kiệm là vì không dùng điện cơ quan, không dùng nước của cơ quan".

    Ý kiến bạn đọc - Ảnh chụp màn hình

    "Làm việc ở đâu không quan trọng. Vấn đề là mục tiêu và hiệu quả công việc thế nào. Nhật Bản và nhiều nước khác cũng đã áp dụng cho nhân viên làm việc từ xa, làm việc di động, làm việc tại nhà. Ta cũng đã có một số tổ chức áp dụng cách làm này..." - bạn đọc có nickname Sỹ Văn viết.

    "Làm việc ở nhà hay ở cơ quan không quan trọng mà đòi hỏi cán bộ phải có tâm, tận tụy, trách nhiệm với công việc thì mới mang lại hiệu quả..." - bạn đọc Nga chung quan điểm.

    Bạn đọc có tên Thảo bình luận: "Hiện tôi là biên tập viên của một tờ báo điện tử và do đặc thù công việc có thể xử lý ở bất kỳ đâu, bất kỳ thời điểm nào nên tôi được phép không nhất thiết phải vào cơ quan ngồi trực mà có thể ngồi ở nhà xử lý, miễn hiệu quả công việc phải đảm bảo

    Bạn đọc Phương nêu quan điểm: "Đây là ý kiến rất đáng cho chúng ta nghiên cứu thực hiện. Nhiều công việc có thể làm tại nhà, chẳng hạn như biên tập viên, nhà xuất bản, kế toán, cán bộ nghiên cứu... Hơn thế nữa, ngày nay chúng ta có nhiều phương tiện thông tin hiện đại kiếm soát và nhận kết quả nhanh chóng".

    Bên cạnh những ý kiến ủng hộ đề xuất này thì cũng có một số ý kiến tỏ ra lo ngại.

    Bạn đọc có nickname Bond G. Nguyen nêu quan điểm: "Ai giám sát ở nhà họ có thực sự làm việc?

    Bạn Xa Tầm Tay lo ngại: "Nếu đề xuất này được áp dụng thì tôi lo sợ rằng có nhiều người nghiễm nhiên trốn việc một cách công khai".

    "Thế thì xây công sở làm gì nhỉ, nếu cần gặp nhau để trao đổi công việc cứ đến nhà nhau là xong" - bạn đọc có tên Võ Ba đặt câu hỏi.

    Trâm Anh (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cu-dan-mang-tranh-luan-nay-lua-ve-de-xuat-can-bo-lam-viec-o-nha-a209438.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan