Giá trị Tập đoàn Trung Nguyên lớn cỡ nào mà khiến vợ chồng lục đục?


Thứ 4, 27/09/2017 | 04:27


Cùng sự kiện

Sau khi ly hôn, bà Thảo bị bãi nhiệm chức Phó tổng giám đốc Trung Nguyên và vừa được khôi phục chức vụ này.

Sau khi ly hôn, bà Thảo bị bãi nhiệm chức Phó tổng giám đốc Trung Nguyên và vừa được khôi phục chức vụ này.

Sau 20 năm xây dựng và phát triển, ông Đặng Lê Nguyên Vũ cùng vợ đã đưa Tập đoàn Trung Nguyên trở thành một trong 3 thương hiệu hãng đầu thị trường cà phê hòa tan Việt (cùng với VinaCafe và Nestle).

Ngoài việc sở hữu Tập đoàn Trung Nguyên có vốn điều lệ 1.500 tỷ đồng, vợ chồng đại gia Đặng Lê Nguyên Vũ còn sở hữu CTCP Cà phê Trung Nguyên với vốn điều lệ 500 tỷ đồng; CTCP Trung Nguyên Franchising với vốn điều lệ 100 tỷ đồng; Công ty cổ phần Đầu tư Trung Nguyên vốn lên đến gần 3.200 tỷ đồng và hệ thống bán lẻ G7. Ngoài ra, hệ thống Trung Nguyên còn có CTCP Cà phê hòa tan Trung Nguyên với số vốn điều lệ 200 tỷ đồng, Công ty TNHH Du lịch Đặng Lê với số vốn 98 tỷ đồng.

Tập đoàn Trung Nguyên hoạt động chính trong lĩnh vực cà phê. Ảnh: SGGP.

Với 3 mảng hoạt động kinh doanh chính gồm Kinh doanh - chế biến cà phê, bán lẻ và nhượng quyền thương hiệu, Tập đoàn Trung Nguyên có hệ thống: CTCP Tập đoàn Trung Nguyên (Trung Nguyên Group), CTCP Cà phê Trung Nguyên tại Đăk Lăk và CTCP Cà phê hòa tan Trung Nguyên.
Công ty Cà phê Trung Nguyên tại Đăk Lăk có vốn điều lệ 500 tỷ đồng, quản lý Nhà máy cà phê Buôn Ma Thuột chuyên về chế biến hạt cà phê, cà phê rang xay.

Các sản phẩm cà phê hòa tan G7 của Trung Nguyên được sản xuất tại 1 trong 3 nhà máy, bao gồm nhà máy tại Dĩ An (Bình Dương) và Bắc Giang thuộc quản lý của CTCP Cà phê Hòa tan Trung Nguyên và nhà máy Cà phê Sài Gòn tại Mỹ Phước (Bình Dương) thuộc sở hữu của CTCP Tập đoàn Trung Nguyên.

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo vừa được phục chức tại Trung Nguyên. Ảnh: Tiêu dùng 24h.

Bên cạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh cà phê hòa tan, cà phê nhân thì Trung Nguyên còn một mảng kinh doanh lớn khác là nhượng quyền thương hiệu (franchising).

CTCP Trung Nguyên Franchising có vai trò quản lý hoạt động nhượng quyền chuỗi cửa hàng cà phê Trung Nguyên với hơn 50 cửa hàng tại 7 tỉnh thành trên cà nước và 1 cửa hàng tại Singapore.

Ngoài ra, tập đoàn này còn đầu tư vào các mảng bán lẻ, bất động sản, du lịch nhưng gặp nhiều thất bại. Tính đến nay, lợi nhuận của Tập đoàn này chủ yếu vẫn đến từ mảng kinh doanh cốt lõi là cà phê.

Theo Trí thức trẻ, năm 2012, doanh thu của công ty đạt trên 200 triệu USD và được cho là tăng gấp đôi một năm sau đó do nhu cầu cà phê đóng gói ở ASEAN, Trung Quốc tăng mạnh. Năm 2014, riêng công ty mẹ đã có doanh thu 4.000 tỷ đồng, lợi nhuận 1.300 tỷ....

Ngoài ra, theo giới thạo tin, bộ sưu tập siêu xe của ông Đặng Lê Nguyên Vũ chỉ đứng bộ sưu tập của vợ chồng đại gia Minh "Nhựa" về độ hoành tráng tại Việt Nam. Đại gia Trung Nguyên đồng thời là người đầu tiên tại Việt Nam cùng lúc sở hữu 6 siêu xe Ferrari, VietNamnet cho biết.

Hiện vị đại gia Trung Nguyên này đang sở hữu cùng lúc 6 chiếc siêu xe Ferrari khác nhau, bao gồm 458 Italia, 458 Spider, 599 GTB, F430, California thế hệ cũ và California T 2015 có giá hàng trăm nghìn đô la mỗi chiếc.

(Tổng hợp)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/gia-tri-tap-doan-trung-nguyen-lon-co-nao-ma-khien-vo-chong-luc-duc-a203060.html