Hối lộ tình dục: Bên "đưa" và "nhận" phải chịu mức phạt mới trong Bộ luật hình sự sửa đổi


Thứ 4, 24/01/2018 | 01:13


Ông Trần Văn Dũng (Bộ Tư pháp) lý giải, hối lộ tình dục là một dạng hối lộ phi vật chất, có thể sai khiến người có chức vụ, quyền hạn để làm theo người đưa hối lộ.

Ông Trần Văn Dũng (Bộ Tư pháp) lý giải, hối lộ tình dục là một dạng hối lộ phi vật chất, có thể sai khiến người có chức vụ, quyền hạn để làm theo người đưa hối lộ.

Hối lộ tình dục có phải giá trị phi vật chất không thì chúng ta tự đặt câu hỏi và tự trả lời. Hối lộ phi vật chất đó có thể sai khiến người có chức vụ, quyền hạn để làm theo người đưa hối lộ hay không? Nếu chúng ta trả lời có, là có. Nhưng về mặt khoa học, hối lộ tình dục là một dạng hối lộ phi vật chất”, ông Trần Văn Dũng (Bộ Tư pháp) lý giải.

Tại cuộc họp báo quý 4/2017 của Bộ Tư pháp diễn ra chiều ngày 23/1, trả lời báo chí về việc hối lộ tình dục có được xem là một dạng hối lộ phi vật chất quy định trong Luật phòng, chống tham nhũng hay không, ông Trần Văn Dũng, phó Vụ trưởng Vụ pháp luật hình sự hành chính (Bộ Tư pháp) cho biết, hối lộ tình dục có thể xem là một dạng của hối lộ phi vật chất.

Ông Trần Văn Dũng (Bộ Tư pháp) lý giải, hối lộ tình dục. Ảnh: Dân Việt 

Tuy nhiên, hối lộ tình dục có phải giá trị phi vật chất không thì chúng ta tự đặt câu hỏi và tự trả lời. Hối lộ phi vật chất đó có thể sai khiến người có chức vụ, quyền hạn để làm theo người đưa hối lộ hay không? Nếu chúng ta trả lời có, là có. Nhưng về mặt khoa học, hối lộ tình dục là một dạng hối lộ phi vật chất”, ông Dũng nói.

“Trên thực tế, vừa rồi đã có một số trường hợp như vậy nên hối lộ tình dục được sinh ra. Hiện nay không chỉ có hối lộ về tiền bạc, về vật chất mà còn có cả cám dỗ, trao đổi về thân xác. 

Nó không dựa trên cơ sở tình yêu, không dựa trên mục đích trong sáng. Đó là hối lộ tình dục”, ông Vân nói và nhấn mạnh, hối lộ rõ ràng là phải có nhu cầu, có mục đích, người được hối lộ phải đáp ứng được nhu cầu nào đó của người đi hối lộ. “Một bên được thỏa mãn dục vọng, một bên được thỏa mãn nhu cầu quyền lực, chức vụ", đại biểu Lê Thanh Vân cho biết.

Theo ông Vân, các quy định pháp lý chưa có khái niệm hối lộ tình dục nhưng xã hội đã đưa ra khái niệm đó. Rõ ràng đó là hành vi không trong sáng, lạm dụng quyền lực và sự thỏa mãn nhu cầu của người có quyền. Hành vi này rất khó chứng minh vì chỉ có 2 người biết với nhau. Khi bị bắt quả tang hoặc có dấu hiệu không bình thường thì mới bị lộ.

Cũng liên quan đến vấn đề này, theo Bộ  Luật hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018) đã mở rộng nội hàm "của hối lộ", bổ sung "lợi ích phi vật chất" trong cấu thành của 5 tội danh: nhận hối lộ, đưa hối lộ, môi giới hối lộ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi và lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi.

Cụ thể, kể từ ngày 1/1/2018, người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận lợi ích phi vật chất cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội nhận hối lộ.

Quốc hội đã thảo luận, kết luận đối với của hối lộ là lợi ích phi vật chất thì luôn luôn thuộc trường hợp phạm tội quy định ở khoản 1 Điều 354 (cấu thành cơ bản, khung hình phạt từ 2 năm tù đến 7 năm tù).

Như vậy, người nhận hối lộ tình dục chỉ phải đối mặt với mức án cao nhất là 7 năm tù.

Bên cạnh đó, theo khoản 5 Điều 354, người nhận hối lộ tình dục còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 đến 5 năm, có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Kiều Trang (T/h)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hoi-lo-tinh-duc-ben-dua-va-nhan-phai-chiu-muc-phat-moi-trong-bo-luat-hinh-su-sua-doi-a217398.html