[Infographic] Điều trùng hợp giữa tân Chủ tịch BIDV Phan Đức Tú và ông Trần Bắc Hà


Thứ 4, 21/11/2018 | 00:52


Cùng sự kiện

Giống như người tiền nhiệm của mình là ông Trần Bắc Hà, tân Chủ tịch HĐQT ngân hàng BIDV Phan Đức Tú cũng dành cả tuổi trẻ để gắn bó với nhà băng này

Giống như người tiền nhiệm của mình là ông Trần Bắc Hà, tân Chủ tịch HĐQT ngân hàng BIDV Phan Đức Tú cũng dành cả tuổi trẻ để gắn bó với nhà băng này, từ một nhân viên bình thường, sau 30 năm ngồi lên vị trí lãnh đạo cao nhất.

Năm 1987, ông Phan Đức Tú khi đó được 23 tuổi, vừa tốt nghiệp đại học, bắt đầu vào làm việc tại ngân hàng BIDV.

Hơn 10 năm sau, tháng 1/1998, ông được bổ nhiệm vị trí Giám đốc BIDV chi nhánh Quảng Ngãi.

Giai đoạn 10 năm tiếp theo, tháng 6/2007, ông trở thành Phó Tổng Giám đốc BIDV - thời ông Trần Bắc Hà làm Tổng Giám đốc ngân hàng.

Ngày 15/11/2018, tại hội sở ngân hàng BIDV, ông Phan Đức Tú chính thức trở thành Chủ tịch HĐQT ngân hàng sau 26 tháng chiếc ghế này bỏ trống – tính từ khi ông Trần Bắc Hà nghỉ hưu theo chế độ.

Cùng ngày, ông Tú cũng được chuẩn y làm Bí thư Đảng ủy BIDV nhiệm kỳ 2015 – 2020 và được Ngân hàng Nhà nước cử làm người đại diện với 40% phần vốn Nhà nước tại BIDV.

Như vậy, sau hơn 30 năm, con đường sự nghiệp của tân Chủ tịch BIDV Phan Đức Tú đã trải qua hàng loạt vị trí lãnh đạo, từ nhân viên ngân hàng bình thường, đến Phó Giám đốc Chi nhánh, Giám đốc Chi nhánh, Phó Tổng giám đốc, Tổng Giám đốc và ngồi lên vị trí lãnh đạo cao nhất – Chủ tịch HĐQT.

Ngay sau ngày nhậm chức, ngày 16/11, ông Tú – với cương vị là Chủ tịch HĐQT ngân hàng, đã ký nghị quyết đại hội đồng cổ đông, thông qua phương án chào bán cổ phần cho ngân hàng KEB Hana Bank (Hàn Quốc) nhằm tăng vốn điều lệ hơn 34.187 tỷ đồng lên hơn 40.220 tỷ đồng.

Cụ thể, BIDV dự kiến phát hành hơn 603,3 triệu cổ phiếu cho KEB Hana Bank của Hàn Quốc. Thời điểm phát hành dự kiến năm 2018-2019. Số cổ phiếu này sẽ không được chuyển nhượng trong thời hạn 5 năm kể từ ngày nhà đầu tư lần đầu tiên trở thành cổ đông của BIDV.

Sau khi tăng vốn, cổ đông Nhà nước sẽ giảm tỷ lệ sở hữu tai BIDV còn 80,99%, KEB Hana Bank sẽ sở hữu 15% vốn, các cổ đông khác sẽ sở hữu 4,01%.

Toàn bộ số tiền dự kiến thu được từ đợt phát hành sẽ được dùng để bổ sung vốn kinh doanh, được phân bổ sử dụng vào các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của BIDV.

Theo Người Đưa Tin

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/infographic-dieu-trung-hop-giua-tan-chu-tich-bidv-phan-duc-tu-va-ong-tran-bac-ha-a252040.html