+Aa-
    Zalo

    Rộ lên các giả thiết về máy bay Malaysia mất tích

    ĐS&PL (ĐSPL) - Giới chuyên gia đang tranh cãi về vụ nổ trên chiếc máy bay Malaysia bị mất tích. Ai đúng, ai sai? Kết quả điều tra sẽ có câu trả lời.
    (ĐSPL) - Giới chuyên gia đang tranh cãi về vụ nổ trên chiếc máy bay Malaysia bị mất tích. Ai đúng, ai sai? Kết quả điều tra sẽ có câu trả lời.
    Một số chuyên gia khẳng định việc chuyến bay MH370 hoàn toàn liên lạc mất liên lạc cho thấy một vụ nổ mạnh đã xảy ra trên chiếc Boeing 777-200 xấu số của Malaysia Airlines. Nhưng những người khác lại cho rằng điều này "gần như không thể".
    Rộ lên các giả thiết về máy bay Malaysia

    Rộ lên các giả thiết về máy bay Malaysia mất tích.

    Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) ở Hong Kong, việc mất tín hiệu vô tuyến đột ngột đã làm bùng lên  những tin đồn về nguyên nhân "mất tích" của chiếc máy bay chở khách phản lực Boeing 777-200 của Malaysia Airlines.
    Trong vô số những giả thiết về vụ mất tích của  chiếc máy bay Boeing 777-200 của Malaysia Airlines, có các giả thiết về việc nó bị tan thành từng mảnh trên độ cao hơn 10km sau một vụ nổ lớn, về khả năng máy bay bị "bắt cóc" và về việc đột ngột đâm đầu xuống biển.
    Ba ngày sau khi chuyến bay MH370 mất tích một cách đầy bí ẩn, các quan chức điều tra Malaysia điều tra không loại trừ khả năng máy bay đã vỡ tung ở độ cao hơn 10 cây số và các mảnh vỡ bị rải rác khắp nơi, gây khó khăn cho việc tìm kiếm xác máy bay.
    Các giới chức hữu quan của Malaysia và Việt Nam nói rằng họ đã không nhận được bất kỳ tín hiệu radio từ chiếc Boeing 777-200 trong chuyến bay MH370 và điều này cho thấy máy bay đã gặp nạn.
    Tiến sĩ Eric Wong Tsun-tat của Khoa Cơ khí thuộc Đại học Bách khoa Hong Kong - từng làm việc tại Cục Hàng không dân dụng Hồng Kông - cho biết một cuộc gọi cấp cứu Mayday chỉ mất vài giây và việc không thể phát đi cuộc gọi này chỉ có thể xảy ra trong trường hợp đột ngột hiếm có. Nếu không thể gọi cấp cứu Mayday, các phi công vẫn có thể gửi đi những tín hiệu báo động thông qua mã Transponder. Mã transponder về một vụ cướp máy bay là "7500" và về tai nạn chung là "7700 ".
    Giáo sư Tian Yafei, một chuyên gia vô tuyến điện tại Đại học Hàng không và vũ trụ Bắc Kinh nói việc  mất hoàn toàn các tín hiệu vô tuyến khiến người ta suy đoán rằng máy bay bị tan vỡ đột ngột và một vụ nổ lớn trên độ cao 10 km là không thể loại trừ. Giáo sư Tian cho biết hầu hết các thông tin vô tuyến sử dụng tần số thấp đều có khả năng lan truyền rất xa đến các thu trạm mặt đất và vệ tinh. Do đó, ngay cả khi máy bay bị nạn bay gần sát mực nước biển, nó vẫn sẽ có cơ hội để phát đi một số tín hiệu vô tuyến. Ông nói chỉ có "một vụ nổ cực mạnh xé nát máy bay thành từng mảnh và hủy hoại  tất cả các thiết bị thông tin liên lạc cùng một lúc" mới có thể làm câm lặng hoàn toàn liên lạc bằng vô tuyến.
    Giáo sư Tian Yafei viện dẫn vụ đánh bom khủng bố trên chiếc Boeing 747 trong chuyến bay Pan Am 103 trên không phận Lockerbie năm 1988. Khi đó,  phi hành đoàn đã không thể gửi tín hiệu khẩn cấp và mất tất cả liên lạc sau khi một vụ nổ trong khoang hàng hóa làm máy bay tan thành từng mảnh.
    Nhưng các học giả khác lại nghi ngờ giả thuyết này vì lực lượng tìm kiếm hùng hậu của 9 quốc gia cho đến nay vẫn chưa tìm thấy một mảnh vỡ nào của chiếc Boeing 777-200 xấu số của Malaysia Airlines. Họ không loại trừ khả năng chiếc máy bay này đột ngột đâm đầu xuống biển.
    Giáo sư Cheng Wei, chuyên gia về cứu cấu trúc máy bay,  cho rằng "hầu như không thể" xảy ra một vụ nổ làm máy bay tan thành từng mảnh và hủy diệt tất cả các thiết bị liên lạc bằng vô tuyến. Ông nói loại máy bay  Boeing 777  được thiết kế để có thể chịu được một vụ nổ bên trong. Một quả bom, có thể nằm  trong một hành lý xách tay hoặc trong hàng hóa gửi theo chuyến bay, có thể tạo ra một lỗ thủng trên thân máy bay, nhưng khó có thể làm cho chiếc Boeing 777 khổng lồ tan thành từng mảnh. Giáo sư Cheng Wei nói: "Để khiến cho một chiếc Boeing 777 tan thành từng mảnh, người ta phải gắn nhiều khối thuốc nổ cực mạnh trên toàn thân máy bay". Ông không loại trừ khả năng máy bay bị bắt cóc và buộc phải tắt tất cả các thiết bị vô tuyến điện.
    Điều bí ẩn hơn nữa việc các hệ thống radar khá dày đặc trong khu vực cũng như vệ tinh do thám Mỹ lại không phát hiện được chiếc máy bay chở khách Boeing 777 khổng lồ, còn nguyên vẹn hay những mảnh vỡ của nó.
    Sự biến mất đầy bí ẩn của chuyến bay MH370 khiến người ta nhớ lại chuyến bay xấu số AF447 của Air France, khi máy bay biến mất khỏi màn hình radar và đâm xuống biển ở phía  nam Đại Tây Dương năm 2009. Không có tín hiệu báo nguy nào đã được phát ra từ chiếc máy bay gặp nạn này.
    Chuyên gia David Newbery, một phi công và là một nhà điều tra có hạng về các vụ tai nạn hàng không, cho biết vẫn còn quá sớm để suy đoán về số phận của chiếc máy bay Boeing 777-200 của Malaysia Airlines. Ông viện dẫn  sự cố trong chuyến bay AF447, trong đó các mảnh vỡ chỉ nổi lên mặt nước 5 ngày sau khi xảy ra tai nạn. Mãi đến 2 năm sau, các lực lượng tìm kiếm mới phát hiện được xác máy bay. Ông nói: "Hiện thời, chúng ta chỉ biết chắc một điều là chiếc máy bay này không còn bay trên bầu trời nữa. Các lực lượng cứu hộ cần phải xác định được họ nên tìm kiếm ở đâu".
    Chuyên gia Warren Chim Wing-nin của Institute of Engineers Aircraft Division Viện Nghiên cứu chế tạo máy IEAD cho biết khó xác định vị trí của xác máy bay, khi máy phát sóng định vị khẩn cấp (ELT) đã không kích hoạt. Máy phát tín hiệu ELT nằm ​​ở phía sau đuôi máy bay và  tự động kích hoạt sau một vụ tai nạn và phát đi tín hiệu trong vòng 24 giờ. Máy phát sóng định vị khẩn cấp (ELT) có thể phát tín hiệu để báo địa điểm nằm trong bán kính 300-400 dặm xung quanh vị trí của hộp đen. Loại máy bay Boeing 777 có 2 máy ELT để đề phòng trường hợp một máy bị hỏng.
    Ông nói: "Công việc tìm kiếm xác máy bay sẽ rất khó khăn, nếu bỏ lỡ 24 tiếng đồng hồ đầu tiên này. Nếu không thu được tín hiệu từ máy phát ELT, công việc tìm xác máy bay giống như mò kim đáy bể".
    Minh Đức (theo SCMP)
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ro-len-cac-gia-thiet-ve-may-bay-malaysia-mat-tich-a25016.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan