Chị em phụ nữ nô nức chuẩn bị đón mưa sao băng Orionids đúng tối 20/10


Thứ 6, 20/10/2017 | 11:25


Cùng sự kiện

Thông tin tối nay, ngày Phụ nữ Việt nam 20/10, xuất hiện mưa sao băng Orionids đã làm nức lòng chị em phụ nữ.

Thông tin tối nay, ngày Phụ nữ Việt nam 20/10, xuất hiện mưa sao băng Orionids đã làm nức lòng chị em phụ nữ.

Tối nay, 20/10, từ 0 giờ đến 4 giờ sáng ngày 22/10, sẽ có một trận mưa sao băng Orionids - được bắt nguồn từ một sao chổi nổi tiếng mang tên Halley - vô cùng rực rỡ với khoảng từ 25 đến 30 sao băng mỗi giờ.

Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ nhiệm CLB Thiên văn học trẻ Việt Nam (VACA) cho biết: “Orionids” là một trong những trận mưa sao băng lớn trong năm và sẽ đạt cực đểm vào đêm 21 rạng sáng ngày 22/10/2012. Nếu thời tiết thuận lợi, người dân Việt Nam sẽ có rất nhiều cơ hội chứng kiến hiện tượng này. Thời điểm lý tưởng nhất để quan sát là từ 0 giờ đến 4 giờ. Đây là thời điểm Mặt trăng đã lặn xuống chân trời phía Tây nên không gây ảnh hưởng cho việc chiêm ngưỡng mưa sao băng như năm 2016.

Vị trí chòm sao “Orion” được quan sát trên bầu trời.

Để chiêm ngưỡng hiện tượng này, các nhà thiên văn khuyên mọi người hãy quay mặt về hướng Đông và tập trung quan sát trong 5 đến 10 phút để mắt bạn quen với bóng tối, người xem sẽ thấy chòm sao “Orion” mọc lên và sẽ tiếp tục lên cao dần cho tới khi trời sáng. Chòm sao “Orion” rất dễ nhận ra bởi sự nổi tiếng bởi 3 ngôi sao sáng thẳng hàng và cách đều nhau, tạo thành một đoạn thẳng tắp rất đặc biệt trên bầu trời, gần đó là 2 ngôi sao sáng nổi bật của chòm sao này là Betelgeuse và Rigel.

Những người yêu thiên văn học khi thức xem trận mưa sao băng Orionids cần lưu ý:

- Quan sát yếu tố thời tiết bởi chỉ có thể quan sát được mưa sao băng nếu trời không có mây mù.

- Nên mặc ấm trước khi ra ngoài nhất là với các tỉnh thành miền Bắc

- Tìm chỗ thật tối, đó là không gian thật trong và tối, cách xa ánh sáng đô thị để có cơ hội tốt nhất quan sát toàn bộ và rõ nét bầu trời đêm.

Một trận mưa sao băng thường bắt nguồn từ khí bụi còn lại của sao chổi khi nó bay qua quỹ đạo Trái đất. Nguồn khí bụi này với vô vàn kích cỡ khác nhau từ cỡ hạt bụi rất nhỏ đến cỡ cục đá sẽ lao vào bầu khí quyển khi Trái đất quét qua khu vực đó. Chúng bốc cháy dưới tác dụng của áp suất cao, tạo thành những vệt sao băng như ta thấy.

Minh Minh (T/h)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chi-em-phu-nu-no-nuc-chuan-bi-don-mua-sao-bang-orionids-dung-toi-2010-a206032.html