Đề xuất lập đặc khu kinh tế phía nam TP.HCM


Chủ nhật, 04/10/2015 | 09:03


(ĐSPL) - Đặc khu kinh tế này trải rộng trên địa bàn bốn quận, huyện: 7, Nhà Bè, Cần Giờ, Bình Chánh. Tổng diện tích đặc khu kinh tế gần 900 km2.

(ĐSPL) - Đặc khu kinh tế này trải rộng trên địa bàn bốn quận, huyện: 7, Nhà Bè, Cần Giờ, Bình Chánh. Tổng diện tích đặc khu kinh tế gần 900 km2.

Như tin tức đã đưa trên báo Thanh niên, ngày 2/10, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM cho biết đã đề xuất UBND TP đề cương chi tiết thành lập đặc khu kinh tế TP.HCM, gồm ba giai đoạn chính (năm 2016 - 2035).

Theo đó, đặc khu kinh tế trải rộng trên địa bàn bốn quận, huyện: 7, Nhà Bè, Cần Giờ, Bình Chánh. Tổng diện tích đặc khu kinh tế gần 900 km2.

Báo Tuổi trẻ cho biết, đề cương đề xuất xây dựng đặc khu kinh tế TP.HCM có cơ chế tổ chức và vận hành năng động, hiệu quả và môi trường thông thoáng, thu hút các nhà đầu tư quốc tế; tập trung những đột phá về thể chế, thử nghiệm các chính sách mới, ứng dụng nhiều mô hình quản lý hiện đại, gỡ bỏ dần các rào cản từ tình trạng cát cứ trong quản lý ngành, đồng thời vẫn đảm bảo sự phù hợp với Hiến pháp, pháp luật và thông lệ quốc tế.

Bản đồ khu vực dự kiến hình thành đặc khu kinh tế.

Được biết, theo đề xuất, đặc khu kinh tế này nằm ở hướng nam, gồm toàn bộ diện tích tự nhiên của Q7, huyện Nhà Bè, huyện Cần Giờ và một phần huyện Bình Chánh.

Theo phân tích của Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM, vị trí này có nhiều lợi thế. Đặc khu kinh tế nằm trong hướng phát triển chính của TP HCM về hướng nam sẽ đưa không gian phát triển của TP HCM hướng ra Biển Đông, phù hợp với xu hướng vươn ra biển của các đô thị hiện đại trên thế giới. Ngoài ra, khu vực này có cảng biển Hiệp Phước và khu đô thị cảng Hiệp Phước, đặc biệt phù hợp phát triển kinh tế biển và dịch vụ logistics.

Viện Nghiên cứu phát triển TP cho biết, nếu dự án được UBND TP cho phép khởi công và hoàn thành đúng mục tiêu sẽ tạo đòn bẩy phát triển kinh tế phía nam TP, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương, thu hút nhà đầu tư nước ngoài, tạo động lực phát triển các khu vực Đông và Tây Nam bộ...

Ngày 3/10, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trần Anh Tuấn - quyền viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM - cho biết về cơ bản, đặc khu kinh tế sẽ khác với các khu chế xuất, khu công nghiệp hiện có.

Các vấn đề như cơ chế thu hút đầu tư, khung chính sách, chế độ ưu đãi, thuế xuất nhập khẩu với các mặt hàng... đang được rà soát lại, nghiên cứu đề xuất cho phù hợp.

BTV (Tổng hợp)

Xem thêm video:

[mecloud]k6YFvDcRQj[/mecloud]

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/de-xuat-lap-dac-khu-kinh-te-phia-nam-tphcm-a113443.html