Từ vụ nổ bốt điện: Hàng loạt "bom nổ chậm" đang tồn tại


Thứ 7, 19/11/2016 | 04:04


(ĐSPL) - Sau vụ nổ bốt điện làm nhiều người thương vong tại Hà Đông, Hà Nội, còn bao nhiêu bốt điện gây nguy hiểm đang đe dọa sức khỏe, tính mạng của người dân?

(ĐSPL) - Sau vụ nổ bốt điện làm nhiều người thương vong tại Hà Đông, Hà Nội, còn bao nhiêu bốt điện gây nguy hiểm đang đe dọa sức khỏe, tính mạng của người dân?

Chiều 18/11, tại phố Nguyễn Khang (Cầu Giấy, Hà Nội) PV ghi nhận hình ảnh hàng loạt người kinh doanh bán hàng cạnh bốt điện lộ thiên bất chấp nguy hiểm.

Tại đường Nguyễn Khang, người dân vẫn vô tư kinh doanh cạnh bốt điện và thật khó để phân biệt được đây là bốt điện hay điểm dán quảng cáo và tủ để đồ của người kinh doanh.
Nguy hiểm không chỉ rình rập từ bốt điện mà ngay cả đống dây điện rối như màng tơ này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ có thể xảy ra cháy nố bất kỳ lúc nào?
Có vẻ chiếc bốt điện này rất tiện lợi cho các cửa hàng kinh doanh làm giá đỡ các sản phẩm buôn bán bất chấp nguy hiểm.
Cụ già có lẽ không hề biết vụ cháy nổ bốt điện ngày 17/11 tại Hà Đông đã lấy đi tính mạng của một người đàn ông và nhiều người vẫn đang trong tình trạng cấp cứu.
Không chỉ tại các điểm kinh doanh nhỏ lẻ, khu vực chợ Cầu Giấy, các tiểu thương cũng tận dụng diện tích tối đa quanh bốt điện để bày bán hàng hóa. 
Nếu không may cháy nổ xảy ra, liệu người dân có kịp xử lý khi bốt điện xây dựng sát nhà dân thế này.
Việc sử dụng bốt điện làm biển dán quảng cáo hầu hết đều xảy ra trên địa bàn Hà Nội
Một phần bốt điện cũ kỹ, han gỉ liệu có ảnh hướng tới chất lượng bốt điện dẫn tới nguy cơ cháy nổ?


Trước đó, chiều ngày 17/11 tại phố Trưng Nhị, Hà Đông đã xảy ra vụ nổ bốt điện làm nhiều người thương vong và gây hoang mang cho người dân.

Tổng công ty điện lực Hà Nội (EVN Hà Nội) cho rằng nguyên nhân ban đầu của vụ nổ trạm biến áp là do trong quá trình đóng điện, vận hành không tải trước khi đưa vào vận hành chính thức, máy biến áp đã bất ngờ tràn dầu gây ra vụ cháy.

Điều 3. Quy định chung về an toàn đối với thiết bị điện và công trình điện lực (Nghị định số: 14/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật điện lực về an toàn điện)

1. Việc thiết kế, chế tạo thiết bị, xây dựng công trình điện lực phải thực hiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn nước ngoài, quốc tế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép áp dụng tại Việt Nam và phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

a) An toàn về điện;

b) An toàn về xây dựng;

c) An toàn về công nghệ sử dụng nguồn năng lượng sơ cấp (thủy năng, than, dầu mỏ, khí đốt thiên nhiên và các dạng năng lượng khác);

d) An toàn về phòng, chống cháy nổ;

đ) Các quy định về bảo vệ môi trường.

2. Các thiết bị điện, dụng cụ điện mới sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu phải có chứng chỉ chất lượng hoặc có nhãn hiệu hàng hóa, đăng ký chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các quy định khác có liên quan của pháp luật; phải có bản hướng dẫn sử dụng kèm theo về các thông số kỹ thuật, tính năng, tác dụng cũng như các điều khác cần lưu ý để hướng dẫn người sử dụng phòng tránh sự cố và tai nạn điện.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ có tính tham khảo.

Hoàng Nhung

Video hót: [mecloud]k4z9r2bh3s[/mecloud]

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tu-vu-no-bot-dien-hang-loat-bom-no-cham-dang-ton-tai-a170617.html