Tin tức đời sống mới nhất ngày 21/7/2018: Mù mắt vì làm đẹp với chất làm đầy


Thứ 7, 21/07/2018 | 00:35


Cùng sự kiện

Tin tức đời sống mới nhất ngày 21/7/2018. Cập nhật tin đời sống mới nhất trên cả nước ngày 21/7/2018 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Tin tức đời sống mới nhất ngày 21/7/2018. Cập nhật tin đời sống mới nhất trên cả nước ngày 21/7/2018 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Mù mắt vì làm đẹp với chất làm đầy

Nữ bệnh nhân 30 tuổi, sinh sống tại TP.HCM, nhập viện trong tình trạng đau nhức và mờ mắt trái.

Trước đó, bệnh nhân được tiêm chất làm đầy da MISSFILL (Hyaluronic Acide + Lidocaine 2%) vùng sống mũi ở một cơ sở chăm sóc sắc đẹp.

Ngay sau khi tiêm chất làm đầy, bệnh nhân cảm giác đau nhức vùng quanh hốc mắt trái khiến mắt trái mờ đi nhanh chóng. Bệnh nhân được đưa vào một Bệnh viện Quận điều trị thuốc uống và truyền dịch. Đến chiều cùng ngày, bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện tuyến Thành phố.

Mắt trái bệnh nhân sưng húp vì bơm chất làm đầy. Ảnh: Công an TPHCM 

Tại đây, bệnh nhân tiếp tục cho thuốc uống, thuốc nhỏ mắt, sau đó hội chẩn và ngay lập tức chuyển đến Bệnh viện Trưng Vương với chẩn đoán tổn thương vùng mắt do tai biến chất làm đầy.

BS.CKII Nguyễn Thế Hồ, Trưởng khoa Mắt Bệnh viện Trương Vương cho biết, qua thăm khám, các Bác sĩ Bệnh viện Trưng Vương xác định bệnh nhân bị tăng nhãn áp cấp do tai biến tiêm chất làm đầy và không loại trừ khả năng tắc động mạch trung tâm võng mạc, liệt dây thân kinh số III trái.

Bệnh nhân được xử trí theo phác đồ điều trị tắc mạch do biến chứng bơm chất làm đầy và theo dõi sát diễn biến tại khoa Cấp cứu.

Tuy nhiên, qua 3 ngày điều trị tích cực nhưng bệnh nhân đáp ứng rất kém và nguy cơ mù lòa vĩnh viễn mắt trái rất cao vì chất làm đầy đã gây tắc động mạch mắt.

Bất ngờ gãy 'của quý' sau khi giấc ngủ trưa

Vừa qua, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương tiếp nhận bệnh nhân V. L. 21 tuổi vào viện trong tình trạng dương vật bầm tím.

Theo bệnh nhân kể, sau khi ngủ dậy, dương vật bệnh nhân có dấu hiệu sưng, đau và bầm tím lại. Mặc dù đã dùng thuốc giảm đau tại nhà nhưng tình trạng vẫn ngày càng nặng nề, gia đình đã đưa bệnh nhân đến nhập viện. 

Qua kết quả cận lâm sàng, bác sĩ cho biết bệnh nhân bị gãy dương vật gây tụ máu trong dương vật. Các bác sĩ buộc tiến hành lấy sạch máu cục, bơm rửa.

Hình ảnh phẫu thuật cho nam bệnh nhân 21 tuổi bị gẫy dương vật. Ảnh: Gia đình mới

Bác sĩ trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhân cho biết, gãy dương vật đôi khi có thể do nam giới ngủ nhưng vô tình nằm đè lên dương vật hoặc bị đánh, bị các sang chấn va đập vào dương vật, do giao hợp, quan hệ tình dục tích cực hay nhào lộn, hay trong một số trường hợp, hung hăng và thủ dâm,... 

Bác sĩ cho biết, tai nạn này là một chấn thương rất đau thường đi kèm với một âm thanh nứt, tiếp ngay lập tức bằng cách bầm tím của dương vật do máu thoát ra khỏi trụ. Trong một số trường hợp, các ống nước tiểu từ cơ thể (niệu đạo) có thể bị hư hỏng, và máu có thể được nhìn thấy tại lỗ tiểu của dương vật.

Nỗi lòng người mẹ có hai con bại não

9h sáng tại khoa Điều trị Liệt vận động trẻ em, bệnh viện Châm cứu trung ương, tiếng khóc thét phát ra từ hai chị em ruột Tường Vy (5 tuổi) và Cẩm Tú (4 tháng tuổi) khi đến giờ châm cứu. Nước mắt thương con cháu lăn dài trên má chị Ngoạn và bà ngoại. Cả hai bé được bác sĩ chẩn đoán bị bại não.

Hai cháu là con anh Nguyễn Mạnh Tưởng và chị Trần Thị Ngoạn ở xã Tân Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Anh chị sinh được ba cháu, cháu lớn lên 5 tuổi bị mất do đuối nước. Một thời gian sau chị sinh bé Tường Vy. Em được chẩn đoán bị bại não cách đây 3 năm. Đưa con đi chữa trị được 13 đợt, không có kinh phí để tiếp tục, gia đình đành phải đưa Tường Vy về nhà. 

Chị Ngoạn tiếp tục mang thai bé Cẩm Tú. Chị cho biết đã đi khám sàng lọc ở bệnh viện Phụ sản Trung ương nhiều lần, kết quả bình thường. Tuy nhiên, khi sinh ra, Cẩm Tú có biểu hiện bất thường về vận động tay chân và cổ, mắt không nhìn thấy gì.

Bà ngoại chăm sóc cho bé Tường Vy khi châm cứu. Ảnh: VnExpress

Nhìn bé Cẩm Tú đi chữa trị mà bé Tường Vy nằm ở nhà chẳng biết gì, gia đình không đành lòng, đành phải mang cả hai chị em đi. Bố các cháu thường xuyên phải nghỉ việc để vào viện, thời gian ở viện nhiều hơn ở nhà. 

"Giờ chỉ mong các cháu đi lại bình thường, tự phục vụ bản thân, chứ chị không mong gì hơn nữa", mẹ hai bệnh nhân chia sẻ.

Bác sĩ Dương Văn Tâm, Trưởng khoa Điều trị Liệt vận động, ngôn ngữ trẻ em của Bệnh viện Châm cứu Trung ương, cho biết có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng bại não.

Thứ nhất, bố hoặc mẹ bị bệnh lý mãn tính từ trước như bệnh tim mạch, tiểu đường,... phải dùng những loại thuốc độc hại cho cơ thể, gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Thứ hai, do môi trường sống bị ô nhiễm. Tuy nhiên, nếu vì lý do này phải có yếu tố tập thể, chứ không riêng một gia đình. Theo bác sĩ, trường hợp bại não của hai bé nhà chị Ngoạn, nguyên nhân có thể do bố và mẹ mang những gene lặn, khi gặp nhau xuất hiện gene bệnh ở người con. 

Biểu hiện của bại não ở trẻ là yếu chức năng vận động, các giác quan không cảm nhận được. Đứa trẻ nhiều tháng tuổi nhưng cổ và lưng không cất lên được, tay chân cứng đơ, co quắp, không cất được giọng nói ê, a. Cùng với đó, trí tuệ mất hoàn toàn, không biết phân biệt lạ, quen, không biết nhìn theo mặc dù mở mắt. Thậm chí tiếng khóc cũng rất yếu ớt.

Theo bác sĩ Tâm, bệnh nhân bại não cần một liệu trình điều trị rất lâu dài, kiên trì, mỗi đợt điều trị phải mất cả tháng. Các kỹ thuật dùng chữa trị gồm điện châm, thủy châm, co bóp, bấm huyệt, tập luyện, vận động, phối hợp với các phương pháp phục hồi chức năng của y học hiện đại như dùng tia nhiệt và các xung điện để nâng cao sức cơ, cải thiện suy giảm chức năng vận động. Tiên lượng khó, phụ thuộc nhiều vào thể trạng của từng bệnh nhi.

Kiều Trang (T/h)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tin-tuc-doi-song-moi-nhat-ngay-2172018-mu-mat-vi-lam-dep-voi-chat-lam-day-a237172.html