Xăng "bẩn" gây hại tới động cơ xe máy và ô tô như thế nào?


Thứ 3, 24/10/2017 | 07:56


Cùng sự kiện

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, xăng kém chất lượng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới động cơ xe. Đặc biệt, đây có thể là nguyên nhân xảy ra một số vụ cháy xe thời gian qua.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, xăng kém chất lượng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới động cơ xe. Đặc biệt, đây có thể là nguyên nhân xảy ra một số vụ cháy xe thời gian qua.

Một số lượng lớn xăng kém chất lượng vừa bị các nhà quản lí bắt giữ khiến không ít người dân bày tỏ sự lo lắng về sự an toàn cũng như sự ảnh hưởng của nhiên liệu sử dụng tới chiếc xe đang sử dụng.

Anh Trần Văn Toản (Hà Nội) vừa có phản ánh về việc chiếc ô tô của anh đang đi gặp phải hiện tượng trục trặc liên quan đến động cơ. Cụ thể, sau khi đổ xăng cho ô tô, xe anh có hiện tượng yếu và phát ra tiếng gõ bất thường. Đưa xe đến gara và cả hãng để tìm hiểu nguyên nhân, cả 2 nơi này đều kết luận động cơ ô tô gặp vấn đề do nhiên liệu. Theo đó, xe của anh Toản đã đổ phải xăng A92 bị pha lẫn tạp chất, dẫn đến hiện tượng động cơ bị như trên.

“Những xe đời mới hiện này đều phải sử dụng xăng A92 và A95 mới đảm bảo vận hành hiệu quả và an toàn. Đối với một số xe sử dụng động cơ đời cũ vẫn có thể sử dụng được xăng A83, tuy nhiên loại xăng này hiện này đã không được bày bán nữa. Trường hợp xe sử dụng xăng trị số Octan xuống dưới mức cho phép chắc chắn sẽ gây hại cho động cơ xe”, ông Vũ khẳng định.

Được biết, không ít xe ô tô đã gặp phải tình trạng tương tự như anh Toản. Trước vấn đề này, ông Lê Tuấn Vũ, Phó tổng giám đốc CTCP Nhiên liệu Sài Gòn (SFC), cho biết việc sử dụng xăng pha kém chất lượng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới động cơ. Theo ông Vũ, tên gọi xăng A83, A92, A95 là để trị chỉ số Octan có trong xăng. Trị số Octan quy ước đặc trưng cho tính chống kích nổ của nhiên liệu, để đảm bảo xăng được đốt cháy hoàn hảo trong buồng đốt của động cơ mà không gây nổ, làm hỏng động cơ.

Vị này cũng cho hay, một số cá nhân, doanh nghiệp vì trục lợi mà làm giả xăng bằng cách pha các loại dung môi khác nhau vào xăng, thực chất chỉ là làm giảm chỉ số Octan có trong xăng. Trong trường hợp xảy ra tại Nghệ An, những người này đã pha với tỷ lệ lên tới 50-50, thậm chí thấp hơn khiến động cơ xe bị ảnh hưởng lớn.

Một số ý kiến khác còn cho rằng, xăng giả còn dẫn tới tình trạng cháy, chập điện, dẫn tới xe đang chạy có thể bốc cháy.

Theo kỹ sư Lê Văn Tạch: “Xăng bẩn chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới động cơ xe, đặc biệt là động cơ ôtô vì tiêu chuẩn cao hơn so với xe máy. Việc sử dụng xăng bẩn sẽ làm giảm công suất xe. Vì khi chưa đến điểm nổ, nhiên liệu đã gây kích nổ, đồng thời gây nóng máy khi sử dụng”. Đặc biệt, trong quá trình sử dụng xăng bẩn sẽ làm động cơ nóng lên, lâu ngày sẽ khiến vỏ dây điện, vỏ nhựa xung quanh động cơ bị cứng lên, khi di chuyển sẽ bị đứt, gây hở điện, dẫn tới tình trạng cháy chập điện, phát hỏa.

Được biết, xăng “bẩn” chủ yếu được sản xuất bằng cách pha xăng thật với các chất dung môi, mà chủ yếu là methanol, một chất rất nguy hiểm với động cơ.

Theo nghiên cứu của ông David A. Kingston, người có kinh nghiệm 42 năm trong Tập đoàn ExxonMobile (Mỹ), metanol xếp vào loại chất rượu hữu cơ cùng với ethanol. Ethanol rất phổ biến có thể uống, trong khi metanol lại cực độc.

Methanol có tính chất ăn mòn nhôm (kim loại dùng chế tạo động cơ) cao và ảnh hưởng tới các chất đàn hồi trong hệ thống nhiên liệu.

Thậm chí, liên minh 12 hãng xe gồm BMW, Chrysler, Ford, General Motors, Jaguar, Land Rover, Mazda, Mercedes-Benz Mỹ, Mitsubishi, Porsche, Toyota, Volkswagen Mỹ và Volvo Bắc Mỹ, đã ra bản tuyên bố trên toàn cầu về việc ngăn ngừa sử dụng metanol trong nhiên liệu.

Minh Thư (T/h)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/xang-ban-gay-hai-toi-dong-co-xe-may-va-o-to-nhu-the-nao-a206437.html