+Aa-
    Zalo

    TP. Hồ Chí Minh ra mắt Sở An toàn thực phẩm đầu tiên của Việt Nam

    (ĐS&PL) - TP. Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên của cả nước có một đơn vị hành chính cấp sở phụ trách công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn.

    Tuổi trẻ đưa tin, sáng 30/12, UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị công bố thành lập Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh. Như vậy, TP. Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên của cả nước có một đơn vị hành chính cấp sở phụ trách công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn.

    Tại hội nghị, ông Lâm Hùng Tấn, phó giám đốc Sở Nội vụ TP. Hồ Chí Minh, đã công bố quyết định của Thủ tướng về việc chấm dứt hoạt động Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP. Đại diện Sở Nội vụ cũng công bố nghị quyết của HĐND thành phố về thành lập Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh.

    tp ho chi minh ra mat so an toan thuc pham dau tien cua viet nam1
    Bà Phạm Khánh Phong Lan và ông Lê Minh Hải nhận quyết định bổ nhiệm. Ảnh: Báo Công Thương

    Về các quyết định nhân sự, bà Phạm Khánh Phong Lan, trưởng Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh, được bổ nhiệm làm giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh; ông Lê Minh Hải, phó trưởng Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh, giữ chức phó giám đốc Sở An toàn thực phẩm.

    Trước đó, tại kỳ họp chuyên đề lần thứ 11, HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X ngày 19/9, các đại biểu đã thống nhất thông qua tờ trình về thành lập Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh.

    Về nhiệm vụ và quyền hạn, Sở An toàn thực phẩm sẽ tham mưu, trình UBND TP. Hồ Chí Minh các dự thảo quyết định liên quan lĩnh vực, phạm vi quản lý. Cơ quan này cũng dự thảo kế hoạch phát triển lĩnh vực an toàn thực phẩm, chương trình, dự án, đề án, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về an toàn thực phẩm trên địa bàn.

    Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh cũng chịu trách nhiệm công tác quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thuộc ngành y tế, công thương, nông nghiệp, và là Thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố.

    Sở này cũng có nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng tiêu cực theo quy định của pháp luật.

    Theo chủ trương thành lập Sở An toàn thực phẩm được HĐND TP. Hồ Chí Minh thông qua tại kỳ họp trước đó, nguồn nhân lực của Sở An toàn thực phẩm được sử dụng từ số lượng người làm việc tại Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố trước đây.

    tp ho chi minh ra mat so an toan thuc pham dau tien cua viet nam2

    Thông tin trên báo Dân Trí, UBND thành phố sẽ giao biên chế cho cơ quan này gắn với chức năng, nhiệm vụ, hoạt động và nằm trong tổng biên chế hành chính, số lượng người làm việc của địa phương.

    Việc thành lập Sở An toàn thực phẩm đảm bảo không phát sinh tổng số lượng biên chế công chức hành chính, số lượng người làm việc được giao trong tổng biên chế của TP. Hồ Chí Minh.

    Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh được bố trí trụ sở làm việc tại hai địa chỉ: số 57, đường Nguyễn Thị Minh Khai (phường Bến Thành, quận 1) và số 18, đường Cách Mạng Tháng Tám (phường Bến Thành, quận 1).

    Cơ cấu lãnh đạo Sở An toàn thực phẩm gồm Giám đốc và không quá 3 Phó Giám đốc. Trong đó, Giám đốc Sở An toàn thực phẩm là Ủy viên UBND TP. Hồ Chí Minh do HĐND thành phố bầu ra.

    Thùy Dung(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tp-ho-chi-minh-ra-mat-so-an-toan-thuc-pham-dau-tien-cua-viet-nam-a605504.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Thứ trưởng Công an thông tin chi tiết một số nội dung mới trong luật Căn cước 2023

    Thứ trưởng Công an thông tin chi tiết một số nội dung mới trong luật Căn cước 2023

    Sáng 25/12, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố 7 luật được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6. Tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ Công an, đã thông tin một số nội dung mới trong luật Căn cước 2023. Luật này gồm 7 chương, 46 điều và có hiệu lực từ 1/7/2024.