+Aa-
    Zalo

    Trung Quốc dùng Biển Đông thử nghiệm trật tự thế giới mới

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Nếu muốn có một cái nhìn sâu sắc vào chính sách đối ngoại của Bắc Kinh, người ta chỉ cần nhìn vào bản đồ khổ dọc mới của Trung Quốc.

    (ĐSPL) - Nếu muốn có một cái nhìn sâu sắc vào chính sách đối ngoại của Bắc Kinh, người ta chỉ cần nhìn vào bản đồ khổ dọc mới của Trung Quốc.
    Trung Quốc dùng Biển Đông thử nghiệm trật tự thế giới mới

    Chỉ nhìn vào bản đồ khổ dọc này là người ta nhận ra chính sách đối ngoại của Trung Quốc.

    Đưa Biển Đông vào trung tâm bản đồ khổ dọc
    Trong một bài đăng trên báo mạng Nikkei Asian Review, học giả người Nhật Kasuji Nakazawa viết: Kể từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012, các hiệu sách nhà nước đã bắt đầu bán bản đồ dọc hình chữ nhật thẳng khác với những tấm bản đồ trước đây. Các bản đồ mới đưa Biển Đông vào trung tâm, chứ không phải hiển thị nó trong một khung hình chữ nhật ở bên cạnh. Biên giới Trung Quốc, trong đó bao gồm gần như toàn bộ Biển Đông, trông giống như một lưỡi dài kéo dài từ Đại lục. Cái bản đồ đầy tính hăm dọa này thách thức chiến lược “xoay trục” sang Châu Á của Mỹ.
    Theo truyền thống, Quân đội Trung Quốc (PLA) luôn đóng một vai trò quan trọng trong các cuộc điều tra địa lý và vẽ bản đồ  ở Trung Quốc. Bộ Tổng tham mưu PLA luôn tham gia vào việc phân định biên giới. Các bản đồ được in tại các nhà máy in của quân đội.
    Một nguồn tin từ Đảng Cộng sản Trung Quốc cho biết: "Bản đồ (khổ dọc) thể hiện các hòn đảo ở Biển Đông và quần đảo Điếu Ngư (phía Nhật Bản gọi là Senkaku) trong một khối thống nhất là dấu hiệu cho thấy lãnh đạo Tập Cận Bình sẽ có một chính sách mạnh bạo trong vùng biển gần đó. Việc thiết lập một Khu vực xác định phòng không (ADIZ) cũng đã được lên kế hoạch từ giai đoạn đầu". Nguồn tin nhấn mạnh sự từ bỏ phương châm “giấu mình chờ thời” của Đặng Tiểu Bình, một chính sách mà người tiền nhiệm của Tập Cận Bình là Hồ Cẩm Đào vẫn tiếp tục duy trì cho đến khi mãn nhiệm.
    Thách thức chiến lược "xoay trục" sang Châu Á của Mỹ
    Kể từ chuyến thăm Mỹ vào tháng 6/2013, Chủ tịch Tập Cận Bình đã bị ám ảnh bởi việc thiết lập "mô hình mới của quan hệ giữa các nước lớn”. Điểm mấu chốt là Bắc Kinh muốn Washington công nhận chủ quyền của Trung Quốc. Trung Quốc dường như bắt đầu chống lại trật tự thế giới do Mỹ làm trung tâm và mở rộng ảnh hưởng của nước này đến Thái Bình Dương.
    Trung Quốc đã thành lập Khu vực xác định phòng không (ADIZ) trên Biển Hoa Đông, nắm bắt cơ hội sau khi Cố vấn An ninh Quốc Susan Rice cho biết, lần đầu tiên rằng Mỹ sẽ chấp nhận “mối quan hệ nước lớn” với Trung Quốc vài ngày trước đó.
    Cảm nhận được tham vọng của Trung Quốc, Mỹ ngay lập tức đưa máy bay ném bom chiến lược B-52 đến Biển Hoa Đông Trung Quốc và bác bỏ ADIZ mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố. Trong một tuyên bố được đưa ra sau một cuộc đối thoại chiến lược-kinh tế song phương hồi tháng Bảy, Tổng thống Barack Obama tránh sử dụng thuật ngữ "quan hệ nước lớn” mà chỉ đề cập đến một "mô hình quan hệ mới” (Mỹ-Trung).
    Giáo sư Shi Yinhong của Đại học Nhân Dân của Trung Quốc cho biết, quan hệ Trung-Mỹ không phải là một “mô hình quan hệ mới” và cũng chẳng phải “quan hệ nước lớn”.
    Hồi tháng 5, Trung Quốc đã đưa giàn khoan 981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp trên Biển Đông. Hành động này đã dẫn đến các cuộc đụng độ giữa tàu Trung Quốc và Việt Nam cũng như các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam. Một số nhà quan sát tự hỏi tại sao ban nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn tiếp tục tiến hành những hành động khiêu khích. Một nguồn tin ĐCS Trung Quốc cho biết rằng nhà lãnh đạo Tập Cận Bình muốn thử xem Mỹ cam kết với chiến lược “xoay trục” sang Châu Á đến mức nào.
    Việc máy bay quân sự Trung Quốc bay sát một máy bay tuần tra Mỹ hồi tháng 8 là bằng chứng cho thấy Tập Cận Bình không từ bỏ mưu đồ thiết lập ADIZ trên Biển Đông. Các quan chức Trung Quốc đang tuân theo sự chỉ đạo của Tập Cận Bình rằng Trung Quốc không ngại va chạm, nhưng không phải là bên bắt đầu các cuộc đụng độ.
    Nhưng có một dấu hiệu cho thấy đang có một sự thay đổi. Có tin nói, trong chuyến công du Nam Mỹ hồi tháng 7, Tập Cận Bình đã than thở rằng Trung Quốc thực sự khó có thể thay đổi trật tự quốc tế hiện hành. Ông Tập dường như đã kết luận rằng Mỹ nghiêm túc trong việc chuyển trọng tâm ngoại giao sang Châu Á và ông ta không thể dễ dàng thay đổi mối quan hệ với siêu cường này.
    Trong chuyến công du Châu Á hồi tháng 4, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định rằng Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật Bản bao trùm lên quần đảo Senkaku và Mỹ đã ký kết một hiệp ước hợp tác quân sự mới với Philippines, Mỹ cũng tìm cách tăng cường quan hệ với Việt Nam. Hành động khiêu khích của ông Tập Cận Bình xem ra là phản tác dụng.
    Có lẽ điều này đã khiến Tập Cận Bình tiến hành một sự điều chỉnh nhỏ để giảm bớt căng thẳng với các nước láng giềng. Một lý do khác là Trung Quốc sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Bắc Kinh vào tháng 10 tới.
    “Ngoại giao nụ cười” cho đến khi đăng cai xong Hội nghị thượng đỉnh APEC?
    Dường như, Trung Quốc đang tìm kiếm một sự “tan băng” trong quan hệ với Nhật Bản. Chủ tịch Tập Cận Bình đã bí mật tiếp cựu Thủ tướng Nhật Bản Yasuo Fukuda đến thăm Trung Quốc và cho phép Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị  trao đổi với Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida. Trong một bài phát biểu tại Quốc hội Mông Cổ, ông Tập cũng nhấn rằng Trung Quốc muốn quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng và cũng chìa một nhánh ô liu cho Việt Nam. Xem ra, ông Tập đang quay trở lại với cái mà ông gọi là “ngoại giao nụ cười”.
    Nhưng Tập Cận Bình vẫn còn nhằm mục đích tạo ra một trật tự quốc tế mới. Trung Quốc đưa ra sáng kiến ​​thành lập Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á để trước hết gia tăng ảnh hưởng về kinh tế, chứ không phải an ninh. Vấn đề mấu chốt nằm trong thời gian biểu. Nếu Trung Quốc vội vã thay đổi hiện trạng bằng vũ lực, điều này có thể dẫn đến chiến tranh và nguy cơ sụp đổ của đất nước.  
    Trung Quốc luôn viện dẫn lịch sử 2.000 năm khi đưa ra tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Bắc Kinh cho rằng Trung Quốc đã bắt đầu kiểm soát khu vực này từ thời nhà Hán (206 TCN-220 SCN) và dần dần củng cố sự thống trị. Các nước láng giềng Châu Á hiện đang nhìn thấy cái bóng của chủ nghĩa đế quốc trong nỗ tạo ra một trật tự mới của Tập Cận Bình, với Trung Quốc chễm trệ trên đỉnh kim tự tháp.
    Học giả Kasuji Nakazawa cho rằng Trung Quốc có thể sẽ duy trì "nụ cười ngoại giao" cho đến khi tổ chức xong Hội nghị thượng đỉnh APEC. Thế giới cần theo dõi những gì mà ông Tập Cận Bình sẽ làm sau hội nghị thượng đỉnh này.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/trung-quoc-dung-bien-dong-thu-nghiem-trat-tu-the-gioi-moi-a49520.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan