+Aa-
    Zalo

    TS Cấn Văn Lực: Âm tín dụng là điều hết sức bình thường

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Câu chuyện về tín dụng hai tháng đầu năm âm 1,66\% là điều hết sức bình thường vì nó là chu kỳ kinh doanh trong một năm của ngân hàng, của doanh nghiệp.

    (ĐSPL) - Câu chuyện về tín dụng hai tháng đầu năm âm 1,66\% là điều hết sức bình thường vì nó là chu kỳ kinh doanh trong một năm của ngân hàng, của doanh nghiệp.
    Trong hai năm trở lại đây, việc tăng trưởng tín dụng luôn bị âm trong 1, 2 tháng đầu năm. Năm 2014 vẫn tiếp tục mới tăng trưởng này. Cụ thể, hai tháng đầu năm tháng đầu năm 2012, tín dụng giảm 1,88\%, 2 tháng đầu năm 2013, tín dụng giảm 0,23\%. Hai tháng đầu 2014, tính đến ngày 20/2, tín dụng giảm 1,66\% so với cuối năm 2013.
    “Âm” là do tính mùa vụ
    Theo nhận định chung của nhiều chuyên gia kinh tế, sau kỳ nghỉ Tết, hai tháng đầu năm, tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh chưa thực sự sôi động trở lại, nên nhu cầu vay vốn chưa cao, nên tín dụng của các ngân hàng đang nghẽn lãi.
    Clip "Âm tín dụng là điều hết sức bình thường":
    Trao đổi với báo Đời sống và Pháp luật, Tiến sĩ Cấn Văn  Lực  - chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng: “Câu chuyện về tín dụng hai tháng đầu năm âm là điều hết sức bình thường vì nó là chu kỳ kinh doanh trong một năm, đặc biệt là đối với ngân hàng, với doanh nghiệp. Thường sau Tết các tổ chức, doanh nghiệp ít đi vay ngay lập tức mà phải xem xét, xác lập kế hoạt động năm nay như thế nào, sau đó vài tháng mới bắt đầu đi vay”.
    TS Cấn Văn Lực: Âm tín dụng là điều hết sức bình thường
     Tiến sĩ Cấn Văn  Lực  - chuyên gia tài chính ngân hàng.
    Như vậy, việc có thể nhìn nhận việc tín dụng âm chỉ là tạm thời và có tính mùa vụ trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đánh giá của lãnh đạo Sacombank: “Đến hết quý 1 mới đánh giá được tình hình tăng trưởng tín dụng cụ thể ra sao”.
    Một yếu tố nữa được nhận định tác động đến doanh nghiệp trong quyết định vay vốn, là tín hiệu lạm phát giảm ngay cả những tháng Tết. Bên cạnh đó, dù hai tháng đầu năm, các NH đẩy mạnh chạy đua hạ lãi suất huy động thấp hơn trần quy định nhưng nhiều DN chưa mặn mà đi vay mà chờ đợi xem lãi suất có tiếp tục giảm, rồi mới quyết định tiếp cận.
    Tất nhiên, dù đưa ra các gói tín dụng với những mức lãi suất hấp dẫn thì các ngân hàng vẫn đang khá cẩn trọng đối với kế hoạch tăng trưởng tín dụng vì sợ phát sinh thêm nợ xấu.
    Thực tế trên đối nghịch với nghịch lý vài năm trước đây, khi các ngân hàng đẩy mức lãi suất cho vay lên tới 25\%/năm, nhiều doanh nghiệp vẫn chấp nhận đi vay, nhưng hiện nay, khi giảm hơn một nửa thì vẫn thờ ơ. Nguyên nhân, doanh nghiệp ngại vay vốn vì sản xuất vẫn bí đầu ra, lợi nhuận không đủ trả cho các chi phí hoạt động.
    Có thể thấy rằng, để phá băng tín dụng, kích thích sản xuất thì lãi suất cần phải giảm thấp hơn nữa. Nhưng lãi suất thấp thì không đồng nghĩa là tất cả doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn giá rẻ. Nguyên nhân là ngân hàng Nhà nước chủ trương hạ lãi suất, song vẫn yêu cầu các ngân hàng đảm bảo an toàn vốn vay, không hạ chuẩn tín dụng. 
    Tại sao vẫn có ngân hàng tín dụng cao, thấp
     Hoạt động sản xuất, kinh doanh chưa thực sự sôi động trở lại, nên nhu cầu vay vốn chưa cao, nên tín dụng của các ngân hàng đang nghẽn lãi.
    Hai tháng đầu năm, trong khi nhiều ngân hàng có tín dụng ở mức âm thì vẫn có ngân hàng có mức tín dụng dương, kể cả nhóm ngân hàng lớn và nhỏ. Cụ thể như, ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong (TP Bank) trong 2 tháng đầu năm tín dụng đã đạt 7,83\%, đạt hơn một nửa chỉ tiêu được ngân hàng Nhà nước giao.
    Một số ngân hàng như ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank), Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt (LienVietPostBank) hay ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Á cũng cho biết tình hình cho vay đang có triển vọng tốt nhờ các chương trình cho vay hấp dẫn.
    Tại sao lại có tình trạng chênh lệch này 
    Theo lý giải của Tiến sĩ Cấn Văn Lực, ngân hàng lớn không phải ngân hàng nào tín dụng cũng âm, có những ngân hàng lớn vẫn tăng trưởng tín dụng một cách phù hợp khoảng 1\% hoặc 2\% trong hai tháng vừa qua.
    Còn đối với các ngân hàng nhỏ, mức tín dụng âm, dương là tùy vào quyết định tăng trưởng tín dụng của mỗi ngân hàng. “Việc tăng trưởng tín dụng còn tùy thuộc vào khách hàng của NH đó vì có những khách hàng đã ký hợp đồng từ năm 2013 đến đầu năm nay ngân hàng mới giải ngân, có nghĩa là tín dụng ngân hàng đó sẽ tăng lên”.
    Lý giải thêm về việc chênh lệch tín dụng trong hai tháng đầu năm, Tiến sĩ Cấn Văn Lực cho biết “Phải lưu ý rằng, đối với ngân hàng nhỏ, một khoảng cho vay lớn có thể khiến tín dụng tăng lên mấy chục phần trăm, hoặc 7 đến 8 lần. Chẳng hạn một ngân hàng dư nợ chỉ 20.000 tỷ thì chỉ cần vay 1.000 tỷ,cũng đồng nghĩa tín dụng của ngân hàng này tăng 5\% rồi. Trong khi với ngân hàng lớn, thì số vay 1.000 tỷ là rất nhỏ so với quy mô, thì mức tín dụng của con số tiền vay này vẫn rất nhỏ đối với ngân hàng đó”.
    Thanh Huyền
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ts-can-van-luc-am-tin-dung-la-dieu-het-suc-binh-thuong-a25653.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan