+Aa-
    Zalo

    Tự sát để trốn tội tham nhũng, tướng Trung Quốc bị quân đội tố 'hèn hạ'

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Bộ Quốc phòng Trung Quốc lên án nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Công tác chính trị của Ủy ban Quân sự Trung ương (CMC) Trương Dương hèn hạ khi tự sát để trốn tội.

    Bộ Quốc phòng Trung Quốc lên án nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Công tác chính trị của Ủy ban Quân sự Trung ương (CMC) Trương Dương hèn hạ khi tự sát để trốn tội.

    Hôm nay (28/11), truyền thông Trung Quốc đưa tin Tướng Trương Dương đã tự sát từ tuần trước. Ông Trương là sĩ quan quân đội cao cấp nhất đã tự sát vì phải tiếp nhận điều tra liên quan đến tham nhũng.

    Một nguồn tin gần với cựu Tư lệnh quân đội Quảng Châu nói với tờ SCMP rằng ông Trương Dương, 66 tuổi đã treo cổ tại nhà riêng ở Bắc Kinh vào sáng ngày 23/11, và tin tức về cái chết của ông mới được chuyển các cấp của Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) vài ngày trước.

    Một bản báo cáo Tân Hoa xã cho biết ông Trương bị nghi có quan hệ với với cựu phó chủ nhiệm CMC Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu – 2 nhân vật bị xử lý tham nhũng. Hiện ông Quách đã 75 tuổi đang phải chịu án chung thân, trong khi ông Từ qua đời ở tuổi 72 vào năm 2015 vì bệnh ung thư, ngay tại thời điểm bị tạm giam.

    Tân Hoa Xã đưa tin rằng một cuộc điều tra mới đây cho thấy ông Trương Dương sở hữu khối "tài sản vô cùng lớn không rõ nguồn gốc" - dấu hiệu cho thấy ông đã nhận hối lộ.

    Quân đội Trung Quốc tố hành động tự sát trốn tội của tướng Trương Dương là "hèn hạ". Ảnh: SCMP

    Một bài viết đăng trên website của PLA Daily đánh giá rằng: "Trương Dương, một người đàn ông cao lớn và mạnh mẽ, đã sử dụng phương pháp đáng xấu hổ để kết thúc cuộc đời mình". Bài viết cũng mô tả cái chết của ông Trương như là một "hành động hèn hạ để trốn tránh hình phạt".

    Theo bài bình luận, hành vi vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng và pháp luật của ông Trương đã gây ra tổn hại to lớn, làm ô uế hình ảnh của Đảng Cộng sản, quân đội, công tác chính trị và các cán bộ lãnh đạo.

    Ông Trương và một quan chức quân sự cấp cao khác của Trung Quốc, cựu Tổng tham mưu trưởng Bộ tham mưu liên hợp Phòng Phong Huy đã không xuất hiện trong danh sách các đại biểu của PLA tham dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 19 tổ chức tại Bắc Kinh hồi tháng trước. Vào cuối tháng 8/2017, các phương tiện truyền thông nhà nước đã thông báo rằng ông Phòng bị thay thế bởi tướng Lý Tác Thành, còn Đô đốc Miêu Hoa đã đảm nhận vai trò chính trị của ông Trương tại CMC.

    Các nguồn tin của SCMP cho biết cả ông Trương và ông Phòng đều bị đưa đi thẩm vấn ngay sau khi bị cách chức.

    Nhà riêng của ông Trương tại Quảng Châu là một biệt thự sang trọng, đã được thanh tra quân đội lục soát vào ngày 25/11 vừa qua.

    "Cái chết của ông Trương có thể làm ảnh hưởng đến công tác kiểm tra chống tham nhũng khác vì vụ án của ông ta chắc chắn có liên quan đến nhiều sĩ quan quân đội khác", nguồn tin giấu tên nói với báo giới. "Ông ta có thể đã muốn dùng cái chết của mình để bảo vệ những người bạn liên quan đến vụ việc".

    Ông Trương Dương không phải là trường hợp duy nhất trong quân đội Trung Quốc tự sát vì chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình. Vào năm 2014, Phó Đô đốc Ma Faxiang, Phó chính ủy Hải quân Trung Quốc đã nhảy lầu từ một tòa nhà cao tầng ở Bắc Kinh. Cái chết của ông Ma đến chưa đầy 3 tháng sau khi Đô đốc Jiang Zhonghua, thuộc bộ phận vũ trang của Hạm đội Biển Nam nhảy xuống từ một tòa nhà khách sạn ở tỉnh Chiết Giang.

    PHƯƠNG PHƯƠNG(Theo SCMP)
     
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tu-sat-de-tron-toi-tham-nhung-tuong-trung-quoc-bi-quan-doi-to-hen-ha-a211053.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
     Trung Quốc đốn gục

    Trung Quốc đốn gục "hổ lớn" tham nhũng

    Lưu Cường là quan chức thứ hai, đồng thời là quan chức đương nhiệm đầu tiên bị điều tra sau Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 19 (diễn ra từ 18-24/10). "Hổ lớn"