+Aa-
    Zalo

    Tướng Tuyến: Chỉ nên ghi âm, ghi hình những vụ cực nghiêm trọng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - “Đầu tư ghi âm ghi hình dưới dạng giám sát thôi, chứ theo hoạt động tố tụng lại là cơ chế khác. Có lẽ chỉ nên ghi âm ghi hình những vụ án đặc biệt nghiêm trọng".

    (ĐSPL) - “Có lẽ chỉ nên quy định ghi âm, ghi hình những vụ án đặc biệt nghiêm trọng”. Đó là nhận định của Trung tướng Đỗ Kim Tuyến Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) khi đánh giá về đề xuất buộc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can.

    Tại buổi thảo luận ở tổ về dự án Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi), Trung tướng Tuyến đánh giá cao những sửa đổi trong Bộ luật Tố tụng hình sự lần này. Theo đó, đây coi như bộ luật mới với nhiều chương, điều, cập nhật yêu cẩu của Bộ luật TTHS. Tuy nhiên, để đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ, Trung tướng Đỗ Kim Tuyến đề nghị ban soạn thảo cần xem xét bộ luật trên trong mối tương quan với các luật khác như Luật Công an nhân dân, Luật VKS, Luật Tòa án, Bộ luật Hình sự…

    Trung tướng Đỗ Kim Tuyến.

    Đánh giá về đề xuất người bị bắt, bị giam giữ, bị can, bị cáo có quyền đọc, ghi chép tài liệu trong hồ sơ vụ án, Trung tướng Đỗ Kim Tuyến cho rằng, điều này là khó khả thi. Theo ông Tuyến, khi giam giữ phải có cơ chế, điều kiện để bị can thực hiện những quyền này. Thực tế, 80\% các vụ án được xem xét, xử lý tại công an địa phương (cấp huyện), liên quan đến công tác giam giữ, khó mà thực hiện được. Chúng ta ghi vào, tính khả thi sẽ không cao. Có những vụ án hồ sơ rất dày, làm sao có điều kiện sao chép?

    Về đề xuất bắt buộc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can, theo ông Tuyến, hiện có hai ý hiểu, một là ghi âm, ghi hình để chống bức cung nhục hình, cũng có ý hiểu là để đảm bảo tính khách quan trong quá trình tố tụng. Hiện nay, Bộ Công an, trong các cơ sở giam giữ và các buồng hỏi cung đều có bố trí camera trước hết không chỉ giám sát an toàn cho bị can mà còn đảm bảo an ninh, an toàn cho cả luật sư, điều tra viên.

    “Tuy nhiên, đầu tư ghi âm ghi hình dưới dạng giám sát thôi, chứ theo hoạt động tố tụng lại là cơ chế khác. Nếu chỉ ghi trong điều luật thế này thì sau này ai quy định cơ chế để thực hiện? Thông tư hướng dẫn việc quy định ghi âm, ghi hình trong hỏi cung là gì? Tôi chắc chắn rằng sẽ không có thông tư hướng dẫn. Có lẽ chỉ nên quy định ghi âm, ghi hình những vụ án đặc biệt nghiêm trọng”, ông Tuyến nhấn mạnh.

    Về đề xuất mở rộng các cơ quan được tiến hành điều tra (kiểm ngư, thuế, chứng khoán), theo Trung tướng Đỗ Kim Tuyến, việc này cần hết sức cân nhắc. Ông Tuyến cho rằng, nên giữ như luật cũ, chứ mở rộng, khi được giao quyền, việc thực hiện cũng có mức độ. Ngay cả giao quyền điều tra trong tai nạn giao thông nhưng thực tế khi xảy ra tai nạn giao thông chủ yếu vẫn do cơ quan điều tra tiến hành chứ CSGT khởi tố vụ án, tiến hành điều tra rất ít. Hay, cảnh sát phòng cháy chữa cháy cũng tương tự.

    ANH ĐỨC - VĂN CHƯƠNG

    Xem thêm Video: Xét xử “bà trùm” đường dây buôn tiền giả lĩnh án 11 năm tù

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tuong-tuyen-chi-nen-ghi-am-ghi-hinh-nhung-vu-cuc-nghiem-trong-a96119.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.