+Aa-
    Zalo

    Vì đâu năng suất lao động Việt Nam còn thấp?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Năng suất lao động Việt Nam kém 2,3 lần so với mức trung bình ASEAN và xếp cuối bảng khu vực

    (ĐSPL) – Năng suất lao động Việt Nam kém 2,3 lần so với mức trung bình ASEAN và xếp cuối bảng khu vực.
    Theo bảng xếp hạng của Tổ chức Lao động Quốc tế, Việt Nam là 1 trong 3 nước có năng suất lao động thấp nhất ASEAN, chỉ cao hơn Myanmar và Campuchia.
    Năng suất lao động (NSLĐ) Việt Nam đứng Top cuối bảng khu vực ASEAN
    Ông Nguyễn Anh Tuấn – Viện trưởng Viện năng suất Việt Nam cho biết theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), năng suất lao động của Việt Nam năm 2013 được xếp vào nhóm thấp nhất của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Mức này thấp hơn Singapore 15 lần, Nhật Bản 11 lần, Hàn Quốc 10 lần, Malaysia 5 lần, Thái Lan 2,5 lần. Việt Nam là một trong 3 nước có năng suất lao động thấp nhất ASEAN, chỉ cao hơn Myanmar và Campuchia.
    Trong 3 năm 2011-2013, tốc độ tăng NSLĐ của Việt Nam chỉ hơn 3\%/năm, trong khi GDP vẫn tăng trưởng ở mức trên dưới 5\%. Tức là NSLĐ còn tăng chậm hơn cả tăng GDP quốc gia. Đây cũng là một cảnh báo, nếu Việt Nam vẫn không có những điều chỉnh kịp thời thì tốc độ tăng chậm của NSLĐ sẽ kéo tăng trưởng GDP quốc gia xuống và Việt Nam sẽ rất khó đạt được mục tiêu của một nước công nghiệp hóa.
    Năng suất Lao động so với Thái Lan như tỉ số bóng đá

    Ông Vũ Quang Thọ, Viện trưởng Viện Công nhân – Công đoàn ví von, năng suất lao động cũng như tỷ số bóng đá Thái Lan: "Hổ thẹn ở chỗ Việt Nam cùng làm ăn sinh sống trong khu vực, nhưng nước bên cạnh họ lại vươn lên. Năng suất lao động của Việt Nam rất thấp. Chúng ta không cần che giấu, đây là một sự thấp kém của Việt Nam".
    Nếu duy trì NSLĐ này thì 50 năm nữa VN mới bằng Thái Lan bây giờ là không sai. Nhưng nếu tăng gấp đôi NSLĐ thì con số này hạ xuống 13-14 năm. VN đang có cơ hội để tăng năng suất lao động, môi trường KTXH ổn định, tích luỹ đầu tư, trình độ quản lý, KHKT phát triển. Điều quan trọng là cần có xúc tác, cần có tinh thần đoàn kết. Tuy nhiên, cũng phải nên nhớ rằng NSLĐ của ta tăng thì của họ cũng tăng, nếu cứ giữ tỉ lệ tăng năng suất như hiện nay thì con số 50 năm ngày càng bị vượt xa.
    Áp lực về tiền lương khi ra nhập TPP
    Các chuyên gia kinh tế đánh giá năng suất lao động của Việt Nam vẫn tăng nhưng chậm. Mức tăng chủ yếu do năng suất nội bộ ngành, chuyển dịch cơ cấu kinh tế tăng và nhờ các nguồn lực giá rẻ.
    "Mấy năm qua, chúng ta đã đạt tăng trưởng GDP tương đối và năng suất lao động theo đó cũng có tăng, nhưng chủ yếu nhờ khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên giá rẻ. Một trong những điểm quan trọng của tài nguyên ấy chính là giá công lao động thấp. Song lợi thế này đang càng ngày càng giảm đi, nhất là khi hội nhập. Chúng ta cam kết thực hiện các điều khoản khi vào TPP, là mức lương phải bảo đảm được nhu cầu sống tối thiểu của người lao động. Điều này sẽ gây không ít áp lực", ông Thọ đánh giá mức độ khó khăn về vấn đề tiền lương trong quá trình hội nhập.
    Theo các chuyên gia, trong những năm tới, theo lộ trình, tiền lương tối thiểu nhất thiết phải bằng nhu cầu sống tối thiểu. Hiện tại, Việt Nam vẫn là một trong những nước có mức lương tối thiểu thấp. Khi tiền lương đáp ứng như cầu sống tối thiểu của người lao động mới bàn đến năng suất lao động.
    Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính đánh giá đúng thực trạng VN đang có NSLĐ quá thấp so với khu vực. Vậy, làm thế nào để cải thiện để VN ít nhất lọt Top 4 khu vực về NSLĐ. Vấn đề trước hết đó là cần ưu tiên đầu tư đổi mới, phải quản trị DN sao cho chi phí quản lý thấp, tạo điều kiện cho NLĐ được đào tạo tay nghề, có những động lực thúc đẩy để tạo điều kiện để NLĐ được cống hiến, tạo ra sức sáng tạo, từ đó tăng NSLĐ, cải thiện thu nhập cho NLĐ.
    Trung Nguyễn
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vi-dau-nang-suat-lao-dong-viet-nam-con-thap-a114883.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.