+Aa-
    Zalo

    Vợ Dương Chí Dũng "đòi lại" nhà chồng mua tặng bồ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Cho rằng, hai căn nhà Dương Chí Dũng mua cho bồ nhí là tiền của mình. Vì vậy, bà Phạm Thị Mai Phương (vợ bị cáo Dũng) yêu cầu hủy quyết định kê biên các căn nhà

    (ĐSPL) - Cho rằng, hai căn nhà Dương Chí Dũng mua cho bồ nhí là tiền của mình nên bà Phạm Thị Mai Phương, vợ Dương Chí Dũng, yêu cầu hủy quyết định kê biên các căn nhà này.
    Tại phiên tòa chiều nay, bà Phương kháng cáo yêu cầu hủy quyết định kê biên 3 căn nhà của Dương Chí Dũng. Trong đó, có 1 căn nhà 2 vợ chồng bà Phương ở, 2 căn hộ bị cáo Dũng mua cho bồ.
    Lý do bà Phương đưa ra là: 2 căn hộ chị T. (bồ Dương Chí Dũng) đứng tên là do Dương Chí Dũng lấy tiền của vợ (tiền bà Phương vay người khác). Còn căn nhà 2 vợ chồng ở là do tiền chung 2 vợ chồng, tiền bố mẹ bà Phương cho và cũng một phần do bà tự kinh doanh có tiền mua, phần tiền của Dương Chí Dũng trong đó không nhiều.
     Vợ Dương Chí Dũng yêu cầu hủy quyết định kê biên 3 căn nhà
    Về tiền mua 2 căn hộ, bà Phương nói đưa cho chồng hơn 10 tỷ đồng. Khoản này bà Phương mượn của ông Vũ Tiến Sơn (CA Hải Phòng, cấp dưới của cựu Đại tá Dương Tự Trọng, bị cáo trong vụ đưa Dương Chí Dũng trốn đi nước ngoài).
    Tại tòa, bà Ngô Thị Vân (vợ bị cáo Mai Văn Phúc) đưa ra yêu cầu giữ lại ngôi nhà tại Hạ Long, Quảng Ninh do bà Vân bỏ tiền mua từ năm 1983. 
    Bị cáo Mai Văn Phúc.
    Tại tòa, bà Trần Phú Hà (giám đốc công ty Phú Hà, em gái Trần Hải Sơn) cho biết, khoản tiền 1,666 triệu USD được phía công ty AP chuyển tiền về trọn trong 1 lần (nhận bằng tiền VNĐ). Số tiền này Hà rút dần theo yêu cầu của Sơn. Hà đã chuyển cho em gái Huyền tại Hải Phòng 7 tỷ đồng. 
    Có lần Sơn yêu cầu chuẩn bị cho 5 tỷ đồng để Sơn mang cho Dũng tại khách sạn Victory tại TPHCM, bà Hà khai phải rút làm nhiều lần, thậm chí có nhiều tiền lẻ, Sơn còn yêu cầu đi đổi lại thành tiền mệnh giá 500.000 đồng.

    Nhân chứng Trần Hải Huyền khẳng định nhận được 10 tỷ đồng do Hà chuyển, sau đó đã chuyển trả lại Hà 3 tỷ, còn lại 7 tỷ đồng.

    Theo sao kê ngân hàng, riêng khoản lãi của số tiền này cũng tới 135 triệu đồng. Lần chuẩn bị 5 tỷ đồng để Sơn mang sang nhà mẹ vợ Dũng, Huyền trình bày có cả phần tiền rút, cả tiền có sẵn trong nhà nhưng toàn bộ số tiền đúng là của Sơn. Một vài lần dồn chưa đủ tiền, Huyền cũng đi vay thêm cho đủ với yêu cầu của Sơn.

     Phu nhân Dương Chí Dũng

    Các bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm.

    Bàn về việc xử lý của Hải quan Vân Phong đối với ụ nổi 83M tại tòa, đại diện Bộ Tài Chính khẳng định, đối chiếu với điều kiện nhập khẩu ụ nổi 43 tuổi này, đối chiếu với Điều 11 của Luật Hàng hải về kết cấu nổi trên biển thì chấp nhận đây đúng là 1 tàu biển.

    Tuy nhiên, việc nhập khẩu và đăng ký (tàu quá 15 tuổi) thì trách nhiệm thuộc chủ đầu tư là Vinalines và cho thông quan thì thuộc trách nhiệm của Hải quan. Điều kiện nhập khẩu với doanh nghiệp rõ ràng không thỏa mãn. Còn Hải quan có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hàng hóa thì cần biết hàng hóa đó tên là gì. Phần này pháp luật có quy định đầy đủ.

    Theo công ước HS, ụ nổi thuộc nhóm 89059010, căn cứ vào đó, nhóm giám định viên đặt vấn đề, mã số của tàu biển và ụ nổi lại khác nhau.

    Về tính pháp lý, theo Luật Hàng hải, ụ nổi coi như tàu. Tuy nhiên, phạm vi điều chỉnh của luật cũng quy định, trường hợp Việt Nam có ký công ước mà nội dung khác luật thì tuân theo công ước HS. Vì vậy, nguyên tắc của Hải quan áp dụng quy định ụ nổi không phải là tàu thì hoàn toàn chính xác.

     Phu nhân Dương Chí Dũng
    Đại diện Bộ Tài chính trả lời tại phiên tòa.

    Việc áp mã hàng hóa, tính thuế của nhóm cán bộ chi cục Hải quan được đại diện Bộ Tài chính khẳng định hoàn toàn đúng luật. Kết luận giám định cho rằng Hải quan không sai, chỉ đưa ra một khuyến cáo, luật Hàng hải coi đây là tàu, một khi văn bản chưa đồng nhất thế, Hải quan đáng ra nên có văn bản hỏi Bộ quản lý chuyên ngành (Bộ GTVT) sau khi cho thông quan thì hoàn toàn đầy đủ trách nhiệm.

    Đại diện Bộ Tài chính cũng đề cập đến công văn của Thứ trưởng Bộ GTVT trả lời cũng khẳng định ụ nổi không phải là tàu. Ông này khẳng định xin chịu trách nhiệm trước các cơ quan chức năng, tòa án về kết luận giám định của mình. 

    “Như vậy trong nội địa, đối với doanh nghiệp thì buộc phải áp dụng quy định về ụ nổi như tàu biển. Nhưng đối với công việc của Hải quan lại khác.” – đại diện Bộ Tài chính khẳng định.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vo-duong-chi-dung-doi-lai-nha-chong-mua-tang-bo-a30310.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan