+Aa-
    Zalo

    Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội: “Hạ giá”... xuống còn 2 triệu đồng

    ĐS&PL (ĐSPL) - Vì sự tắc trách của bác sỹ bệnh viện, một bệnh nhân đang điều trị khoa Tiêu hóa phải tiếp tục đến khoa Cơ xương khớp để điều trị.

    (ĐSPL) - Vì sự tắc trách của bác sỹ bệnh viện, một bệnh nhân đang điều trị khoa Tiêu hóa phải tiếp tục đến khoa Cơ xương khớp để điều trị. Sau khi được "đùn đẩy" khắp bệnh viện, anh này còn phải gánh chi phí điều trị căn bệnh mới do chính bệnh viện gây ra...

    Bệnh viện hành bệnh nhân

    Bệnh nhân Trịnh Tuấn Mạnh (43 tuổi, ngụ tại Thọ Xuân, Thanh Hóa) cho biết, anh là bệnh nhân khoa Tiêu hóa của bệnh viện Bạch Mai. Ngày 7/11/2014, anh được chỉ định đi tiêm thuốc cản quang để chụp CT scanner ổ bụng tại phòng 107 - chụp cắt lớp vi tính, khoa Khám bệnh của bệnh viện.

    Ngay buổi chiều cùng ngày, anh Mạnh thấy tay phải căng nhức, sưng to, rất khó chịu. Nhân viên phòng khám đưa anh đến khoa Ngoại để kiểm tra. Sau khi xem xét tình trạng bệnh nhân, đại diện khoa Ngoại đã đề xuất đưa anh Mạnh đến khoa Nội. Tất bật, anh Mạnh lại phải chạy lên khoa Nội, nhưng khoa này cũng nhanh chóng khước từ vị bệnh nhân "bất đắc dĩ" với lý do bệnh này phải thuộc khoa Ngoại.

    Trở lại khoa Ngoại, anh Mạnh được yêu cầu đóng tiền chụp phim và tiền khám bệnh tổng cộng 180.000 đồng. Chưa hết, anh lại được hướng dẫn sang khoa Cấp cứu và yêu cầu đóng 500.000 đồng. Cuộc hành trình của anh Mạnh chưa dừng lại khi anh lại được khoa Cấp cứu chuyển lên khoa Cơ xương khớp với cánh tay đang nhức nhối.

    Tìm đến khoa Cơ xương khớp, chưa định hình căn bệnh được bệnh viện chẩn đoán cho mình là gì và mức độ nghiêm trọng ra sao, anh Mạnh lại nhận được yêu cầu phải đóng ngay 5 triệu đồng. Sau khi trình bày bảo hiểm cũng như tiền đã đóng hết tại khoa Tiêu hoá nên không còn đủ tiền đóng, anh Mạnh lại được nhân viên khoa này "hạ giá" xuống còn 2 triệu đồng, chậm nhất trong sáng ngày hôm sau phải có, nếu không sẽ không điều trị.

    (bgiay)Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội: “Hạ giá”... xuống còn 2 triệu

    Phòng chụp 107 - nơi anh Mạnh được xác nhận là gánh hậu họa từ đây.

    Ngay sau khi nhận được thông tin về bệnh nhân hi hữu này, PV báo Đời sống và Pháp luật đã có mặt tại bệnh viện Bạch Mai để xác minh làm rõ.

    Bệnh viện... tắc trách?

    Tại khoa Cơ xương học, bác sỹ Lê Thị Liễu - điều trị trực tiếp cho bệnh nhân xác nhận thông tin, bệnh nhân Nguyễn Tuấn Mạnh nhập khoa trong tình trạng cánh tay phù nề nặng. Nguyên nhân được xác nhận là do khi tiêm thuốc cản quang để thăm dò chẩn đoán hình ảnh bị tiêm lệch ven, gây triệu chứng bất thường. Bà Liễu cũng cho biết, trách nhiệm này thuộc về nơi tiêm thuốc cản quang (khoa Chẩn đoán hình ảnh).

    Một lãnh đạo của bệnh viện Bạch Mai nói với PV báo Đời sống và Pháp luật: Những sự cố do tiêm thuốc cản quang sẽ đem đến những hậu quả rất đáng tiếc cho bệnh nhân, có thể dẫn tới tử vong. Theo vị này, đúng ra khi phát hiện sự cố, nơi tiến hành tiêm cản quang phải mời đại diện khoa Thần kinh và khoa Dị ứng tham gia hội chẩn, đồng thời có biện pháp xử lý kịp thời.

    Trao đổi cụ thể về trường hợp bệnh nhân Mạnh, vị này cho hay, nếu không may mắn, anh Mạnh có thể bị hoại tử cánh tay, trách nhiệm thuộc về khoa Chẩn đoán hình ảnh. Tuy nhiên, khi được PV bản báo đặt câu hỏi, bệnh viện phải chịu trách nhiệm hay bệnh nhân phải gánh hậu họa của sự cố do bệnh viện gây ra, vị này xin không bình luận.

    Trong khi PV đang thực hiện bài viết, nguồn tin từ người nhà anh Mạnh cho hay, ngay trong ngày 8/11, sau khi thấy cánh tay bớt sưng, anh Mạnh đã xin xuất viện. Toàn bộ chi phí cho căn bệnh phát sinh này gia đình anh Mạnh phải gánh chịu. Cho đến nay, bệnh nhân chưa nhận được bất cứ một lời xin lỗi hay thậm chí là nhận lỗi từ phía bệnh viện Bạch Mai.

    Theo một số chuyên gia y tế, về nguyên tắc, bệnh nhân sẽ được bồi thường khi các thiệt hại về sức khỏe xảy ra trong quá trình điều trị nội trú, ngoại trú, thậm chí trong cả quá trình vận chuyển, nếu những thiệt hại đó là do thiếu sót của nhân viên bệnh viện gây ra.

    Trao đổi cụ thể về trường hợp bệnh nhân trên, các chuyên gia cho rằng, bệnh viện Bạch Mai đã có hai sơ suất, thứ nhất là trong việc tiêm sai khiến bệnh nhân bị tai biến. Thứ hai, đúng ra phải tận tình khắc phục cái sai thì lại bắt bệnh nhân trả tiền điều trị. Đáng nói hơn, theo các chuyên gia thì việc cho bệnh nhân xuất viện sau khi có những biến chứng khó lường như vậy cũng là việc khó hiểu.

    Vậy quy trình của bệnh viện Bạch Mai trong việc giải quyết trường hợp trên như thế nào? Và ai sẽ chịu trách nhiệm trước những sự cố như của bệnh nhân trên?

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/benh-vien-bach-mai-ha-noi-ha-gia-xuong-con-2-trieu-dong-a70869.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan