+Aa-
    Zalo

    Đại biểu Quốc hội đề xuất chỉ lấy phiếu tín nhiệm ở 2 mức

    ĐS&PL (ĐSPL) – Các đại biểu Quốc hội đề nghị chỉ nên có 2 mức “tín nhiệm” và “không tín nhiệm”, đồng thời mỗi nhiệm kỳ nên lấy phiếu tín nhiệm 2 lần.

    (ĐSPL) – Các đại biểu Quốc hội đề nghị chỉ nên có 2 mức “tín nhiệm” và “không tín nhiệm”, đồng thời mỗi nhiệm kỳ nên lấy phiếu tín nhiệm 2 lần.

    Đại biểu Quốc hội đề xuất chỉ lấy phiếu tín nhiệm ở 2 mức

    Các đại biểu đề nghị lấy 2 mức "tín nhiệm" và "không tín nhiệm" để có cơ sở đánh giá chính xác cán bộ (Ảnh: Tiền Phong).

    Chiều ngày 20/11, trong phiên họp toàn thể Quốc hội, các đại biểu đưa ra nhiều ý kiến khác nhau về dự thảo Nghị quyết lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.

    Đề xuất 2 mức “tín nhiệm” và “không tín nhiệm”

    Theo đại biểu Lê Thị Nga (Thái Nguyên), Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Quốc hội: “Việc quy định 3 mức tín nhiệm là chưa phù hợp và dẫn đến hệ quả là chưa cần tiến hành lấy phiếu đã mặc định trước kết quả là tất cả các chức danh đều được tín nhiệm, việc lấy phiếu chỉ còn có ý nghĩa xác định tín nhiệm cao, vừa, hay thấp”, bà Nga nói.

    “Sau cả năm thực thi nhiệm vụ, có những lĩnh vực chuyển biến tích cực, có những lĩnh vực chưa chuyển biến nhiều, thậm chí một số mặt có dấu hiệu đi xuống, vậy thì dựa trên căn cứ thực tiễn nào, căn cứ khoa học và pháp lý nào mà Quốc hội lại ấn định là tất cả những người đứng đầu đều mặc nhiên được tín nhiệm trước khi lấy phiếu?”, đại biểu Nga đặt câu hỏi trước Quốc hội.

    Đại biểu Nga phân tích: Không có mức tín nhiệm “không tín nhiệm” là chưa hợp lý, làm hạn chế quyền của đại biểu trong trường hợp đại biểu không tín nhiệm một chức danh nào đó thuộc diện này.

    “Việc không có mức “không tín nhiệm” khiến cho đại biểu không có cách nào để thể hiện chính kiến của mình, nếu đại biểu ghi thêm chữ “không tín nhiệm” thì phiếu trở thành không hợp lệ”, đại biểu Nga cho hay.

    Do đó, đại biểu Nga đưa ra đề nghị có 2 mức là “tín nhiệm” và “không tín nhiệm”.

    Cùng quan điểm cho rằng chỉ nên để 2 mức tín nhiệm để có cơ sở đánh giá chính xác cán bộ, đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) phân tích: Một chức danh nhận được 50\% phiếu tín nhiệm thấp, 50\% phiếu tín nhiệm cao và 0\% tín nhiệm với  một chức danh nhận được 1/3 phiếu tín nhiệm thấp, 1/3 phiếu tín nhiệm cao, 1/3 phiếu tín nhiệm thì rất khó để so sánh đánh giá”.

    Kiến nghị mỗi nhiệm kỳ lấy phiếu tín nhiệm 2 lần

    Về thời hạn, thời điểm lấy phiếu tín nhiệm, đại biểu Chu Sơn Hà (Hà Nội) bày tỏ quan điểm không đồng tình với quan điểm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chỉ lấy phiếu một lần trong nhiệm kỳ.

    Ông Hà nói: “Rất đông cử tri đề nghị, trong mỗi nhiệm kỳ nên 2 lần lấy phiếu tín nhiệm, lần thứ nhất vào cuối năm thứ 2 và lần thứ 2 vào cuối năm thứ 4 của nhiệm kỳ. Quãng thời gian 2 năm là đủ để để cho các đối tượng được lấy phiếu tín nhiệm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ và rèn luyện nâng cao hiệu quả công tác. Lấy phiếu tín nhiệm lần thứ 2 tương tự như việc tái giám sát. Lần thứ nhất lấy phiếu tín nhiệm là lần giám sát, lần thứ 2 là lần tái giám sát để xem các vị nằm trong đối tượng lấy phiếu tín nhiệm đã chuyển biến và đã tiếp thu ý kiến của đại biểu quốc hội đến đâu”.

    Đại biểu Võ Thị Dung (TP.HCM) ủng hộ việc lấy phiếu 2 lần mỗi nhiệm kỳ với 2 mức để đảm bảo minh bạch.

    Liên quan đến hệ quả người không được Quốc hội, Hội đồng nhân dân tín nhiệm, đại biểu Phạm Trường Dân (Quảng Nam) đưa ra đề nghị: “Cần quy định theo hướng người có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân bỏ phiếu không tín nhiệm có thể xin từ chức”.

    “Hiện nay trong dự thảo Nghị quyết 35 sửa đổi không nêu vấn đề từ chức, tôi đề nghị bổ sung”, đại biểu Dân nói.

    Cũng theo đại biểu Dân: “Trường hợp cá nhân này không từ chức thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân xem xét quyết định miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, bãi nhiệm cách chức đối với cá nhân đó”.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dai-bieu-quoc-hoi-de-xuat-chi-lay-phieu-tin-nhiem-o-2-muc-a70220.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan