+Aa-
    Zalo

    Tết Cổ truyền của người Việt: Những nét văn hóa đẹp ngàn năm còn gìn giữ

    ĐS&PL Tết Cổ truyền... bao đời nay đã in sâu trong tiềm thức mỗi người con đất Việt, bởi đây là thời điểm linh thiêng, đánh dấu sự khởi đầu cho một mùa Xuân tràn trề nhựa sống,

    Tết Cổ truyền... bao đời nay đã in sâu trong tiềm thức mỗi người con đất Việt, bởi đây là thời điểm linh thiêng, đánh dấu sự khởi đầu cho một mùa Xuân tràn trề nhựa sống, vạn vật sinh sôi. 

    Những nét khác nhau cơ bản của Tết xưa và Tết nay

    Những năm gần đây chúng ta quá quen thuộc với câu “xưa: ăn Tết, nay: chơi Tết”. Vì sao lại có sự khác nhau như vậy?

    Tết xưa việc chuẩn bị đồ ăn cho Tết được coi là quan trọng nhất. Đồ ăn được chuẩn bị từ rất sớm.

    Đầu tiên là nuôi lợn, gà để phục vụ cho 3 ngày Tết. Thực phẩm này rất quan trọng nên được chăm chút kĩ lưỡng. Những giống lợn quê cho ăn cám nấu cây chuối, dọc khoai hay bèo tấm, những chú gà ri cho ăn thóc, ăn ngô… được chuẩn bị từ trước Tết vài tháng.

    Bánh chưng là thực phẩm đặc biệt của ngày Tết nên việc gói bánh chưng cũng được chuẩn bị từ khá sớm. Ngay từ đầu tháng Chạp, mọi người đã lo gạo nếp, đậu xanh, hành củ, khóm dong, bó lạt... để sẵn.

    Khoảng Rằm tháng Chạp thì mọi nhà bắt đầu làm dưa hành. Dưa hành tuy không phải món chính, nhưng dưa hành là món không thể thiếu trên mâm cỗ ngày Tết và được xếp vào 6 loại phẩm vật đặc trưng của Tết Cổ truyền xưa: "Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”.

    Hình ảnh có liên quan

    Mâm ngũ quả cũng là lễ không thể thiếu của ngày Tết. Bên cạnh đó, cỗ mặn được chuẩn bị kĩ lưỡng, cúng Gia tiên vào sáng sớm hàng ngày cho đến hết đưa Ông bà, Ông Vải. Con cháu quây quần bên mâm cỗ ngày Tết và ghi lòng tạc dạ: “Mồng Một Tết cha/ Mồng Hai Tết mẹ/ Mồng Ba Tết thầy”.

    Xưa: ăn Tết, gọi như thế bởi khi đó, cuộc sống còn nhiều khó khăn, vất vả. Người xưa mong Tết không chỉ là để được nghỉ ngơi mà quan trọng, quanh năm vất vả, bận rộn ăn uống đơn giản, chỉ có ngày Tết mới được ăn những món ngon. Do đó, việc chuẩn bị cho việc ăn Tết rất được chú trọng.

    Cuộc sống ngày càng đủ đầy nên việc ăn uống trong ngày Tết hiện nay đã không còn quá quan trọng. Cái không khí háo hức và công việc chuẩn bị cho Tết nhiều công đoạn và vất vả gần như không còn.

    Bởi, xưa kia, cả năm chỉ đợi đến ngày Tết để được ăn miếng bánh trưng, thịt lợn, gà...thì nay bánh trưng được bán quanh năm ngoài chợ, thịt cá là những thức ăn hàng ngày. 

    Việc chuẩn bị Tết cũng không phải cầu kỳ, vất vả như trước. Mọi mặt hàng từ hoa quả, bánh trái, thực phẩm, đồ uống...đều có sẵn, chỉ dành ra một, hai buổi là có thể sắm đủ. Thậm chí, không cần ra chợ, chỉ vài cú click chuột hay đôi cuộc điện thoại đặt hàng, mọi hàng hóa đều đến tay. 

    Do đó, đây không còn là những món ăn đặc biệt, cơ bản trong ngày Tết nữa. Nhiều gia đình vẫn duy trì việc gói bánh trưng nhưng chỉ là để vui, để cho có không khí ngày Tết.

    Nay: chơi Tết, nghỉ Tết là cụm từ được thay thế cho ăn Tết. Nếu như trước đây, Tết là cơ hội để mọi người gặp gỡ người thân, bạn bè, được ăn ngon, mặc đẹp...Thì nay, người ta dành thời gian nghỉ Tết cho việc vui chơi giải trí, hay đi du lịch...nhiều hơn.

    Nhiều gia đình chỉ sau ngày Mùng 1 cúng Gia tiên xong là kéo vali đi du lịch để khám phá, xả stress và hào hứng vui chơi. Có nhiều người còn chọn đi du lịch xa.

    Mặc dù Tết xưa và Tết nay có nhiều thay đổi, thậm chí có thể nói Tết nay “nhạt” hơn Tết xưa. Nhưng, không thể phủ nhận, qua nhiều biến đổi của đời sống xã hội và quan điểm sống, Tết nay vẫn gìn giữ được nhiều giá trị văn hóa đẹp của người Việt, đặc biệt là những phong tục cổ truyền trong ngày Tết Nguyên đán.

    Những phong tục cổ truyền trong ngày Tết Nguyên đán

    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

    Trước và sau Tết Nguyên đán, người Việt có nhiều phong tục khác nhau, tùy từng địa phương, nhưng một số phong tục chính bao đời nay vẫn gìn giữ.

    Lễ cúng ông Công ông Táo: Ông Công là Thổ Công là vị thần cai quản đất đai. Ông Táo là thần bếp, hay Táo Quân, gồm hai ông, một bà, có trách nhiệm theo dõi mọi việc xảy ra trong gia đình rồi trình bào cho Trời. Năm nào cũng vậy, cứ vào ngày 23 tháng Chạp, nhà nào cũng thu dọn nhà cửa, bếp núc sạch sẽ rồi làm lễ cúng tiễn ông Táo lên trời, nhờ ông báo cáo những điều tốt đẹp để một năm mới bình an và may mắn.

    Thăm mộ tổ tiên: Từ ngày 23 đến ngày 30 tháng Chạp, con cháu trong gia đình tề tựu đông đủ cùng nhau đi thăm, quét dọn mồ mả tổ tiên và đem theo hương đèn hoa quả để cúng, mời vong linh tổ tiên về ăn Tết với con cháu.

    Dọn dẹp, trang trí nhà cửaĐể đón Tết, mọi nhà dọn dẹp, sửa sang và trang hoàng nhà cửa thật đẹp. Tất cả các đồ dùng trong gia đình đều được lau chùi sạch sẽ theo đúng nghĩa năm mới cái gì cũng phải mới. Thêm cây quất, cành đào (mai), câu đối… làm cho không gian thêm sắc màu, ấm cúng.

    Lễ Tất niênTất niên có nghĩa là hoàn tất công việc của năm cũ. Theo phong tục, đến thời điểm Tất niên, mọi người đều thu xếp thanh toán hết nợ nần, xóa bỏ những xích mích trong năm cũ để hướng tới một năm mới thuận hòa hơn.

    Vào chiều 30 Tết, sau khi đã hoàn thành xong mọi công việc, gia đình chuẩn bị một mâm cơm cúng tổ tiên ông bà. Cùng với bánh chưng xanh, câu đối đỏ thì mâm ngũ quả là thứ không thể thiếu trên bàn thờ của mỗi gia đình trong những này Tết. Không chỉ làm cho không gian cúng thêm ấm áp, hài hòa, rực rỡ, mâm ngũ quả còn thể hiện sinh động ý tưởng triết lý - tín ngưỡng -thẩm mỹ và là nơi gửi gắm ước nguyện của mỗi gia đình.

    Lễ Giao thừaGiao thừa là thời khắc thiêng liêng nhất của năm. Vào thời điểm giao thừa, các gia đình làm lễ Trừ Tịch để loại bỏ những điều không may mắn của năm cũ đi và đón lấy những điều tốt đẹp của năm mới đến. Đúng giao thừa, trên bàn thờ gia tiên thơm hương khói, đèn nến lung linh, các thành viên trong gia đình cung kính chắp tay lễ trước bàn thờ tổ tiên, cầu mong một năm mới an khang thịnh vượng, phát lộc phát tài.

    Tục xông nhàTheo phong tục, người xông nhà là người đầu tiên đến nhà sau giao thừa. Người ta tin rằng, người xông nhà đầu năm sẽ ảnh hưởng đến tương lai của chủ nhà trong cả năm mới, tuổi tác người xông nhà cũng khá quan trọng. Vì thế, ngay từ trước Tết chủ nhà thường hẹn người quen biết, đẹp người đẹp nết, hợp tuổi để đến xông nhà cho nhà mình.

    Phong tục chúc Tết, mừng tuổiChúc Tết hay mừng tuổi là những phong tục từ lâu đời để mong muốn những điều tốt lành nhất sẽ đến với mọi người. Theo lệ, thường thì vào Mùng 1 con cái chúc Tết ông bà, cha mẹ. Ông bà, cha mẹ cũng chúc lại con cháu bằng một phong lì xì có tiền đi kèm. Tiền lì xì thường là những tờ tiền còn mới, vì người ta quan niệm rằng, năm mới cái gì cũng phải mới mẻ thì một năm sẽ gặp được nhiều điều may mắn đến.

    Trong những ngày đầu năm, thường thì từ ngày Mùng 1 đến ngày Mùng 3, mọi người đi thăm họ hàng, thầy cô, bạn bè để chúc những điều tốt đẹp nhất cho một năm mới đến.

    Trải qua bao biến chuyển của xã hội, khi cuộc sống thay đổi, điều kiện sống thay đổi, mọi sinh hoạt thay đổi, nhu cầu của con người theo đó cũng thay đổi...dẫn đến có những ý kiến gộp Tết tây vào với Tết ta hay bỏ Tết Cổ truyền đã từng gây tranh cãi trong dư luận một thời gian dài.

    Nhưng cuối cùng giá trị truyền thống, nét đẹp văn hóa nghìn năm của Tết Nguyên đán người Việt vẫn được gìn giữ và phát huy. Bởi con người Việt sống trọng tình, trọng nghĩa, tôn trọng truyền thống dân tộc.

    Trong mỗi người luôn hướng về tổ tiên, cội nguồn với những tình cảm đẹp đẽ. Nên dù có nhiều điểm khác nhau giữa Tết xưa và Tết nay nhưng Tết Nguyên đán vẫn là dịp Lễ quan nhất trong năm và là Tết sum vầy bên gia đình, người thân.

     PV

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tet-co-truyen-cua-nguoi-viet-nhung-net-van-hoa-dep-ngan-nam-con-gin-giu-a261026.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan