Ngành Y - Áo gấm đi đêm


Thứ 4, 23/04/2014 | 11:25


Cùng sự kiện

Tôi là một bác sỹ đã có gần mười năm tuổi nghề, và như vậy, tôi đã chứng kiến nhiều sự thay đổi trong ngành Y tế Việt Nam qua các đời Bộ trưởng. Hôm nay tôi viết vài dòng để bảo vệ một người đồng nghiệp của chúng tôi, đó là Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến.

Tôi là một bác sỹ đã có gần mười năm tuổi nghề, và như vậy, tôi đã chứng kiến nhiều sự thay đổi trong ngành Y tế Việt Nam qua các đời Bộ trưởng. Hôm nay tôi viết vài dòng để bảo vệ một người đồng nghiệp của chúng tôi, đó là Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến.
Trước hết, động cơ tôi viết bài này không phải để được nhận những ưu đãi đặc biệt của các sếp lớn, sếp bé, cũng không vì bất kỳ mục đích cá nhân nào. Tôi hi vọng bài viết sẽ đem lại cái nhìn khách quan về Bà, một nhà khoa học đích thực và một nhà quản lý công tâm.
Tin tức - Ngành Y - Áo gấm đi đêm
 Do mải mê công kích ngành Y và Bà Bộ trưởng quá, nên một vài cây viết đã quên mất “tác dụng phụ” của nó đã tạo ra một tâm lý hoang mang, không dám đưa con đi tiêm chủng trong cộng đồng. Ảnh Internet.
Áo gấm đi đêm, không ai biết
Công việc của tôi, vừa là nhà khoa học, vừa là một bác sỹ, vừa có các công việc khác liên quan đến PR – Marketing. Hẳn mọi người sẽ thắc mắc vì sao tôi đa năng thế. Thú thật, làm khoa học trong ngành Y và làm Bác sỹ không đủ thu nhập cho cuộc sống hiện tại, vì vậy tôi phải làm kinh doanh thêm vào buổi tối và cuối tuần.
Cũng chính vì có kiến thức trong PR-Marketing, ngay từ khi Bà Bộ trưởng mới lên nhận chức, tôi đã thấy một vấn đề lạ lùng: truyền thông không đứng về Bà. Điển hình là tôi đã được gặp Bà bên ngoài, thấy hình ảnh khá thân thiện, có cá tính nhưng là một người có tâm. Vậy mà các bạn nhà báo lại thường chọn những bức ảnh mang đầy tính “châm biếm” để đưa lên mỗi khi viết về Bà Bộ trưởng.
Đến khi tôi được nghe một cán bộ ngành xây dựng đã về hưu nhắc đến Bà với sự thiếu tôn trọng, tôi đã rất sửng sốt và chợt hiểu ra rằng: Bà Bộ trưởng đã không chú ý đến việc PR của chính bản thân mình. Nói một cách khác, Bà đã không biết “nịnh” truyền thông.
Là một người trong ngành, tôi biết rõ Bà có tiểu sử khoa học rất tốt: cựu bác sỹ nội trú (một chương trình đào tạo chuyên môn dành cho các sinh viên ưu tú nhất sau tốt nghiệp đại học Y), Viện trưởng viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, rồi sau đó là Bộ trưởng Bộ Y tế. Bà có thể nói tiếng Pháp, tiếng Anh trôi chảy và ở hầu hết các buổi làm việc với đoàn nước ngoài, Bà thường tự đàm phán chứ không qua phiên dịch.
Nhưng hầu như rất ít người biết đến các điểm tốt của Bà. Ngược lại, hình ảnh của Bà ngày một bị bóp méo bởi sự ác ý của một số tờ báo. Điều đó khiến tôi không khỏi suy nghĩ. Phải chăng truyền thông khoa học tại Việt Nam hoàn toàn đang bị bỏ ngỏ, khiến cho những tay viết không chuyên thoải mái hoành hành và bôi nhọ những người làm khoa học như chúng tôi - các bác sỹ, và buồn thay - như Bà, người lãnh đạo mà tôi trân trọng ?
Bà và chúng tôi dường như đang có một điểm chung: mặc áo gấm, nhưng đi đêm một cách âm thầm để canh gác cho dân, không may dẫm phải chân chó khiến cho dân làng vì nghe tiếng chó sủa mà tưởng nhầm thành trộm cướp. Bà còn bị hiểu nhầm như vậy, huống chi những kẻ như chúng tôi???
Sự nhầm lẫn giữa trách nhiệm các bên
Tôi nhận ra một sự bài bản đến đáng kinh ngạc trong việc xây dựng hình ảnh xấu của Bà. Từ các bài báo lá cải không mang tính chỉ trích nhưng có hình ảnh xấu, tô đậm các nhược điểm trên khuôn mặt bà, dần dần đến khai thác các vụ việc trong ngành Y một cách mải miết bất chấp hậu quả để lại trong tư tưởng người dân về công tác phòng bệnh, đến việc cố gắng gắn kết một thông điệp: Bộ trưởng Tiến phải từ chức!
Các bạn đâu biết rằng, trên con đường gắn kết thông điệp đó, nhiều người am hiểu về truyền thông sẽ nhận ra ngay ý đồ. Động cơ của ý đồ đó chỉ có thể có hai khả năng xảy ra: một là Bà Tiến đúng là kém thật, chuyên môn không biết, quản lý không tốt; hai là: đằng sau đó có một âm mưu bôi nhọ hình ảnh Bà một cách bài bản. Hãy hỏi tất cả những người được làm việc trực tiếp với Bà Tiến, được thấy những nỗ lực của Bà trong việc phát triển Y tế, tôi cam đoan rằng các bạn sẽ loại trừ ngay khả năng thứ nhất, bởi Bà ấy là một người có thực lực và làm việc công tâm không vì lợi ích riêng.
Trở lại với các thông điệp gần đây của các bạn đang có chủ đích và động cơ thứ hai, đó là sự gắn kết gượng ép giữa dịch sởi và khả năng quản lý của Bà. Tôi khẳng định đang có sự nhầm lẫn trách nhiệm ở đây.
Thật buồn cười là khi dịch bùng phát, người ta lại quay sang đổ tội: Tại sao ngành Y không công bố dịch? Trong khi đó, công văn khuyến cáo của Bộ Y tế đã được gửi đi đến các tỉnh được vài tháng rồi. Công bố dịch sởi – một loại dịch bệnh lây qua đường hô hấp, đồng nghĩa với việc các trường học, nhà trẻ phải đóng cửa, các bệnh viện thực hành cách ly, tăng cường máy thở cho tất cả các tuyến, các nhân viên Y tế và bệnh nhân phải đeo khẩu trang than hoạt tính…
Hệ lụy xã hội của công bố dịch còn là tâm trạng hoang mang chộ tất cả các gia đình, không dám đưa con ra ngoài. Trong khi đó, thực chất sởi là một bệnh có thể nằm điều trị được ở tuyến dưới, chỉ khi biến chứng nặng nề mới chuyển lên tuyến trên khắc phục. Chính tâm lý hoảng loạn đã khiến các ông bố bà mẹ khi con có vài triệu chứng bệnh đã hoang mang đưa con đi lên tuyến trung ương, để rồi không may lây chéo các bệnh hô hấp khác, đồng thời tạo ra một đợt “dịch sởi” có quy mô giả tạo.
Tại sao dịch bùng phát? Dịch bệnh chỉ bùng phát khi phòng bệnh không tốt.
Tại sao phòng bệnh không tốt? Khi người dân không đi phòng bệnh theo đúng chương trình quốc gia và khuyến cáo của Bộ Y tế về công tác phòng bệnh.
Tại sao đang tin tưởng đi phòng bệnh mà người dân lại thay đổi suy nghĩ? Đó là do mải mê công kích ngành Y và Bà Bộ trưởng quá, nên một vài cây viết đã quên mất “tác dụng phụ” của nó đã tạo ra một tâm lý hoang mang, không dám đưa con đi tiêm chủng trong cộng đồng. “Đi nhỡ chết nó thì sao?” Thậm chí, các bạn thành công đến mức ngay cả một số đồng nghiệp của chúng tôi cũng hoang mang vì không nắm chắc kiến thức tiêm chủng.
Công tác phòng bệnh về phía ngành Y, thực chất chúng tôi đã nhận được thông báo theo ngành dọc về nguy cơ dịch sởi từ cuối năm 2013 và đã thực hiện các biện pháp phòng chống dịch ngay từ thời điểm đó, không cần đợi gì đến thông báo của chính quyền. Vậy mà một số trang mạng cứ leo lẻo nói rằng Bộ Y tế chậm chạp. Xin thưa rằng ở thời điểm đó, Bộ Y tế có tạo ra lo lắng hay đưa ra khuyến cáo: không nên đi tiêm chủng hay không? Chính một số tờ bào trước đó đã reo rắc suy nghĩ ấy cho người dân.
Thật buồn cười là khi dịch bùng phát, người ta lại quay sang đổ tội: Tại sao ngành Y không công bố dịch? Trong khi đó, công văn khuyến cáo của Bộ Y tế đã được gửi đi đến các tỉnh được vài tháng rồi. Công bố dịch sởi – một loại dịch bệnh lây qua đường hô hấp, đồng nghĩa với việc các trường học, nhà trẻ phải đóng cửa, các bệnh viện thực hành cách ly, tăng cường máy thở cho tất cả các tuyến, các nhân viên Y tế và bệnh nhân phải đeo khẩu trang than hoạt tính… Hệ lụy xã hội của công bố dịch còn là tâm trạng hoang mang cho tất cả các gia đình, không dám đưa con ra ngoài.
Trong khi đó, thực chất sởi là một bệnh có thể nằm điều trị được ở tuyến dưới, chỉ khi biến chứng nặng nề mới chuyển lên tuyến trên khắc phục. Chính tâm lý hoảng loạn đã khiến các ông bố bà mẹ khi con có vài triệu chứng bệnh đã hoang mang đưa con đi lên tuyến trung ương, để rồi không may lây chéo các bệnh hô hấp khác, đồng thời tạo ra một đợt “dịch sởi” có quy mô giả tạo.
Vậy mà, một số tờ báo lại được thể công kích Bà, sao chậm chạp vậy? Xin thưa, các bạn gán như vậy thật quá buồn cười, trong khi các bạn chưa tự vấn lại bản thân: Vì đâu mà người dân mất niềm tin vào tiêm vắc xin, để rồi ra nông nỗi này?
Cuối cùng, tôi cũng giống như nhiều đồng nghiệp khác, hi vọng Bà hãy bỏ ngoài tai ngoài mắt những thị phi xã hội, mà tiếp tục công tâm như hiện nay, tiếp tục chỉ đạo dập dịch hiệu quả. Giả như Bà có bị dân làng hiểu lầm đến mức đánh đuổi thậm tệ, thì cũng chỉ là một minh chứng cho thấy: ngành Y tại Việt Nam quả là ngành bạc nhất, bất hạnh nhất, như các đồng nghiệp của chúng ta đã từng viết. Giả như vậy, thì có lẽ tôi sẽ chuyển hẳn sang một công việc kinh doanh lâu dài, để còn lo đủ cho gia đình mình, bởi lỡ một ngày, Bà bị người ta hắt hủi chán chê rồi, họ lại đè chúng tôi ra mà oán thán. Nhưng dẫu sao, Bà còn đứng vững thì chúng tôi còn tận tâm.
Kính chúc Bà sức khỏe.

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nganh-y---ao-gam-di-dem-a30615.html