Những bức vẽ có giá trị "ngang ngửa" bài báo điều tra


Thứ 3, 16/09/2014 | 00:36


(ĐSPL)- Mặc dù phần lớn các bức vẽ không có lời bình song người xem đều nhận ra những sự kiện, cá nhân, tập thể... trong tranh là người có thật, việc có thật. Điều này khiến chúng có giá trị như một bài báo điều tra.

(ĐSPL) - Châm biếm, sắc sảo và “đánh” trực diện vào những vấn đề tiêu cực, nóng hổi, được dư luận quan tâm, nhiều khán giả đến xem nói rằng “tính chiến đấu trên mỗi bức tranh có giá trị như một bài báo điều tra”.

“Vẽ tranh biếm về đề tài công khai, minh bạch trên báo chí” là cuộc thi do Trung tâm Truyền thông Giáo dục cộng đồng (MEC) phối hợp cùng báo Pháp luật TP.HCM tổ chức trong khuôn khổ chương trình “Sáng kiến phòng chống tham nhũng” – VACI 2013 do Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Thế giới và nhiều tổ chức khác phối hợp thực hiện từ tháng 10/2013.

Các tác phẩm là những thông điệp mạnh mẽ của giới họa sĩ, nhà báo và những người yêu biếm họa đối với sự thiếu công khai minh bạch và nạn tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

70 tác phẩm xuất sắc nhất của 23 tác giả đã được chọn vào vòng chung khảo, đại diện cho trên 600 bức tranh gửi đến dự thi, đã phản ánh tương đối đầy đủ các sự kiện, nhân vật, vấn đề, lĩnh vực có liên quan đến công khai minh bạch, phòng chống tham nhũng xảy ra trong thời gian tổ chức cuộc thi (từ tháng 10/2013 đến hết tháng 8/2014).

Giải Nhất của cuộc thi thuộc về tác giả Lê Phương, bút danh Leo; giải Nhì thuộc về tác giả Nguyễn Văn Thưởng, bút danh Sa Tế; giải Ba thuộc về 2 tác giả Nguyễn Thị Diệp Thanh, bút danh Sói  và Nguyễn Đức Trí, bút danh Viiip4 – đặc biệt, tác giả Diệp Thanh là 1 trong 2 họa sĩ nữ hiếm hoi của cuộc thi. 5 giải khuyến khích thuộc về các tác giả Mai Văn Sơn, Vũ Thanh Hiền, Trần Thanh Trung, Nguyễn Quang Phan, Nguyễn Trung Liêm.

Mặc dù phần lớn các tác phẩm dự thi không có lời bình song người xem đều nhận ra những sự kiện, cá nhân, tập thể... trong tranh là người có thật, việc có thật, sự kiện có thật hoặc được tác giả tổng hợp, khái quát, kết nối từ nhiều sự kiện, hiện tượng xảy ra; hầu như không có tác phẩm hư cấu 100\% hoặc không liên quan đến thời sự trong nước.

Tin tức - Những bức vẽ có giá trị 'ngang ngửa' bài báo điều tra

Tác phẩm đạt giải Nhất của tác giả Lê Phương. Anh tâm sự, dù được giải hay không được giải anh vẫn tiếp tục vẽ tranh biếm họa, bởi đối với anh, đó là cách anh thực hiện trách nhiệm của một người công dân.

Tin tức - Những bức vẽ có giá trị 'ngang ngửa' bài báo điều tra (Hình 2).

Tranh giải Nhì của tác giả Nguyễn Văn Thưởng.

Tin tức - Những bức vẽ có giá trị 'ngang ngửa' bài báo điều tra (Hình 3).

Tác phẩm đạt giải Ba của nữ họa sĩ Diệp Thanh.

Tin tức - Những bức vẽ có giá trị 'ngang ngửa' bài báo điều tra (Hình 4).

Tranh giải Ba của tác giả Nguyễn Đức Trí.

Tin tức - Những bức vẽ có giá trị 'ngang ngửa' bài báo điều tra (Hình 5).

Các vấn đề được các họa sĩ quan tâm nhất như kê khai tài sản, tổ chức cán bộ, bệnh dịch sởi...đều được thể hiện sống động và sắc nét trong các tác phẩm.

Tin tức - Những bức vẽ có giá trị 'ngang ngửa' bài báo điều tra (Hình 6).

Có nhiều tác giả sử dụng nhuần nhuyễn các công cụ tạo hình, màu sắc, sự cường điệu để làm nổi bật ý tưởng chủ đạo và gây cười, giúp tăng tính chiến đấu và sức lan tỏa của tác phẩm.

Tin tức - Những bức vẽ có giá trị 'ngang ngửa' bài báo điều tra (Hình 7).

Tin tức - Những bức vẽ có giá trị 'ngang ngửa' bài báo điều tra (Hình 8).

Tin tức - Những bức vẽ có giá trị 'ngang ngửa' bài báo điều tra (Hình 9).

Đây là xu thế cần được các cơ quan báo chí và họa sĩ phát huy, tiếp tục sáng tác và phổ biến, giúp lan tỏa nhằm đẩy lùi nạn tham nhũng, lãng phí. 

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-buc-ve-co-gia-tri-ngang-ngua-bai-bao-dieu-tra-a50771.html