Viêm gan C: "Tử thần" không ngờ tới


Thứ 3, 14/08/2018 | 03:16


Hàng triệu người bị viêm gan C không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, dẫn đến những tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, thậm trí tử vong sớm.

Hàng triệu người bị viêm gan C không được chẩn đoán và điều trị kịp thời,  dẫn đến những tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, thậm trí tử vong sớm.

Theo một báo cáo năm 2013 được xuất bản bởi tạp chí New England Journal of Medicine, có khoảng 3.2 triệu người Mỹ bị nhiễm virus viêm gan C, nhưng chỉ có một nửa trong số họ được chẩn đoán và chỉ có dưới 40% số người bị viêm gan C được chăm sóc y tế thích hợp, chỉ có 5-6% được điều trị bằng thuốc kháng virus – loại thuốc hiệu quả nhất để điều trị căn bệnh này. Đây quả là những con số rất đáng lo ngại.

Bệnh viêm gan C không lây truyền qua đường tiếp xúc thông thường như nói chuyện, dùng chung bát đũa, ly tách, khăn mặt… mà bệnh lây truyền từ người nhiễm HCV sang người lành qua 3 đường: đường máu, đường tình dục và truyền từ mẹ sang con. Trong đó, nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan C theo đường máu thường chiếm tỉ lệ cao hơn.

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Thị Thu Thủy - thử máu là cách phát hiện nhiễm virus viêm gan C chính xác nhất. Người khỏe mạnh bình thường nên tầm soát mỗi năm một lần. Nhóm đối tượng nguy cơ cao (chồng hoặc vợ nhiễm bệnh, nhân viên y tế, tiếp xúc chế phẩm máu, phẫu thuật, tiêm chích...) nên tầm soát mỗi 3-6 tháng. Đặc biệt, người chạy thận nhân tạo thường xuyên, nghiện ma túy, nhiều bạn tình, nên xét nghiệm sau 1-3 tháng.

Hiện nay vẫn chưa có văcxin phòng ngừa viêm gan C. Đa số bệnh nhân không có triệu chứng đặc biệt ở giai đoạn sớm (kéo dài vài năm), cho đến khi tiến triển lên xơ gan, gây biến chứng chảy máu, vàng da, vàng mắt, chướng bụng, nhiễm trùng, thậm chí ung thư. 

Tại sao viêm gan C lại không được chẩn đoán nhiều đến vậy?

Vì những người bị bệnh viêm gan C có thể không biểu hiện triệu chứng gì rõ rệt, có thể sống khỏe mạnh trong nhiều năm nên không có gì ngạc nhiên nếu có rất nhiều người bị viêm gan C mà không được điều trị. Thông thường, bệnh viêm gan C sẽ không biểu hiện bất cứ triệu chứng gì cho đến giai đoạn muộn của bệnh, hoặc đã có xơ gan.

Vào năm 2013, tổ chức CDC khuyến cáo rằng tất cả trẻ em Mỹ sinh ra từ năm 1945 đến năm 1965 nên được kiểm tra xét nghiệm viêm gan C. Một xét nghiệm máu thông thường có thể phát hiện kháng thể viêm gan C sẽ được sử dụng để sàng lọc bệnh nhân bị nhiễm viêm gan C. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính, một loại xét nghiệm khác, tên là xét nghiệm PCR sẽ được tiến hành để đo lường lượng virus có trong máu của bạn. 

Y tế - Viêm gan C: 'Tử thần' không ngờ tới
Nguy cơ từ đầu đến chân nếu bệnh viêm gan C không được điều trị

Số lượng trường hợp nhiễm viêm gan C không được điều trị sẽ không là vấn đề lớn nếu virus có thể tự biến mất. Nhưng đa số các trường hợp, việc này lại không xảy ra. Thay vào đó, có tới 75-85% số người bị nhiễm virus không thể tự loại bỏ virus ra khỏi cơ thể được. Nếu những người này phát triển thành bệnh viêm gan C mãn tính, thì họ có thể sẽ mắc phải những tình trạng bệnh rất nguy hiểm, ví dụ như xơ gan.

Rất nhiều cơ quan khác của cơ thể cũng có thể bị ảnh hưởng nếu bệnh viêm gan C không được phát hiện. Bao gồm:

Gan: Đây là cơ quan sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ bệnh viêm gan C không được điều trị. Nếu bệnh tiến triển, gan có thể sẽ bị xơ hoặc sẹo.  Tổn thương gan sẽ làm giảm dòng máu đến gan và ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa chất dinh dưỡng và chất độc của gan. Bị viêm gan C cũng sẽ làm tăng nguy cơ ung thư gan cũng như các bệnh khác về gan trong giai đoạn cuối – khi gan đã suy giảm nghiêm trọng hoạt động chức năng.

Não: Đôi khi, não sẽ bị ảnh hưởng rất lớn bởi tình trạng xơ gan do chất độc hình thành ở não, gây ra một tình trạng được gọi là bệnh lý não gan (hepatic encephalopathy). Những người bị bệnh não gan có thể sẽ bị lú lẫn, buồn ngủ hoặc mất phương hướng.

Khớp: Những người bị viêm gan C thường sẽ dễ bị mắc viêm khớp dạng thấp là một tình trạng viêm gây đau, sưng và cứng ở các khớp.

Mạch máu: Một số người bị viêm gan C sẽ phát triển bệnh cryoglobulin huyết. Đây là căn bệnh xảy ra khi các protein bất thường trong cơ thể bị cứng lại, đặc lại trong môi trường lạnh. Bệnh này có thể để lại hậu quả là tổn thương các mạch máu, dây thần kinh, loét da và thậm chí là đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim.

Xương: Trong một số trường hợp hiếm gặp, chứng loạn sản sụn, một tình trạng tăng mô xương có thể gây đau ở chi dưới, cũng có thể gặp ở những người bị viêm gan C.

Thận: Một số người bị viêm gan C cũng sẽ bị viêm cầu thận. Nếu không được điều trị, viêm cầu thận sẽ làm thận mất chức năng. Bất kỳ bệnh gan mãn tính nào cũng có thể dẫn đến xơ gan và ảnh hưởng đến thận, gây suy thận.

Tụy: Viêm gan C cũng được chứng minh là có liên quan đến bệnh tiểu đường typ 2. Virus có thể làm tăng mức độ kháng insulin của cơ thể, gây ra các vấn đề về kiểm soát đường huyết. Kháng insulin cũng có thể dẫn đến quá trình tiến triển nhanh hơn của bệnh viêm gan C.

Các triệu chứng khác có thể phát triển kèm theo bệnh viêm gan C bao gồm vàng da, sỏi mật, bệnh tuyến giáp và các vấn đề về mạch máu.

Y tế - Viêm gan C: 'Tử thần' không ngờ tới (Hình 2).
Mặc dù viêm gan C để lại rất nhiều hậu quả, nhưng điều trị có thể hiệu quả trong việc loại bỏ virus và làm chậm quá trình bệnh tiến triển. Các loại thuốc kháng virus thế hệ mới có thể loại bỏ được virus cả ở những người mà các biện pháp điều trị viêm gan C khác không hiệu quả. Phương pháp điều trị viêm gan C mới cũng sẽ cần ít thời gian và có ít phản ứng phụ hơn.
Tồng hợp Viện y học ứng dụng VN/Theo Everydayhealth

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/viem-gan-c-tu-than-khong-ngo-toi-a240111.html