+Aa-
    Zalo

    Xác định tiêu chuẩn xét nâng bậc lương thế nào?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Khi xem xét tăng bậc lương thì cần đạt tiêu chuẩn gì? Việc nâng lương trước hạng được quy định như thế nào?

    (ĐSPL) - Khi xem xét tăng bậc lương thì cần đạt tiêu chuẩn gì? Việc nâng lương trước hạng được quy định như thế nào?

    Kính gửi báo Đời sống & Pháp luật!

    Tôi là một giáo viên THCS, thời gian tính nâng lương bậc sau cùng của tôi là bậc 6 kể từ ngày 1/11/2012. Vậy, theo quy định đến 1/11/2015 tôi được xét nâng lương bậc 7, nhưng từ năm học 2011- 2012 đến năm học 2012- 2013, tôi được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, tiêu biểu trong công tác, ký ngày 8/10/2013 và tôi được nâng lương trước hạn là 6 tháng. Xin hỏi việc nâng lương trước hạng được quy định như thế nào?

    Mai Hương

    Xác định tiêu chuẩn xét nâng bậc lương thế nào?

    Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin đưa ra tư vấn để bạn tham khảo

    Tiêu chuẩn xét nâng bậc lương

    Theo điểm a, điểm c, khoản 1, Điều 1 Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, thì cán bộ, công chức, viên chức và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động, xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đối tượng áp dụng chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn quy định tại Thông tư này.

    Điểm a, khoản 1 và điểm b, khoản 2  Điều 2 Thông tư số 08/2013/TT-BNV quy định điều kiện về thời gian giữ bậc và tiêu chuẩn để xét nâng bậc lương thường xuyên như sau:

    Đối với chức danh chuyên gia cao cấp, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong bảng lương chuyên gia cao cấp, thì sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng một bậc lương.

    Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương.

    Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương.

    Viên chức (theo hợp đồng làm việc) và người lao động (theo hợp đồng lao động) trong đơn vị sự nghiệp công lập có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong chức danh nghề nghiệp, qua đánh giá đạt đủ hai tiêu chuẩn sau đây trong suốt thời gian giữ bậc lương thì được nâng một bậc lương thường xuyên:

    - Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên.

    - Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.

    Xét nâng bậc lương trước thời hạn

    Theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thì điều kiện là đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 thông tư này đạt đủ 2 tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 2 thông tư này và lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền quyết định công nhận bằng văn bản, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và tính đến ngày 31/12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn còn thiếu từ 12 tháng trở xuống để được nâng bậc lương thường xuyên thì được xét nâng một bậc lương trước thời hạn tối đa là 12 tháng so với thời gian quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 thông tư này.

    Xác định thành tích để xét nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc:

    Thành tích để xét nâng bậc lương trước thời hạn được xác định theo thời điểm ban hành quyết định công nhận thành tích đạt được trong khoảng thời gian 6 năm gần nhất đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên và 4 năm gần nhất đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống tính đến ngày 31/12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn.

    Riêng đối với trường hợp đã được nâng bậc lương trước thời hạn thì tất cả các thành tích đạt được trước ngày có quyết định nâng bậc lương trước thời hạn trong khoảng thời gian (6 năm và 4 năm) quy định tại điểm này không được tính để xét nâng bậc lương trước thời hạn của cơ quan, đơn vị.

    Tiêu chuẩn xét nâng bậc lương trước thời hạn:

    Tiêu chuẩn, cấp độ về lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ và thời gian được nâng bậc lương trước thời hạn tương ứng với từng cấp độ thành tích khác nhau của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trao đổi với cấp ủy và Ban Chấp hành công đoàn cùng cấp quy định cụ thể trong Quy chế nâng bậc lương trước thời hạn của cơ quan, đơn vị.

    Căn cứ vào quy định này, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc diện được xét nâng bậc lương trước thời hạn hàng năm do tập thể bình chọn, nhưng mỗi năm không quá 10\% tổng số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.

    Luật gia Đồng Xuân Thuận

    [mecloud]LUhvNUx8gb[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/xac-dinh-tieu-chuan-xet-nang-bac-luong-the-nao-a104346.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.