Ba loại thảo dược cực quý tại Việt Nam


Thứ 6, 07/09/2018 | 09:55


Ông Vũ Tuấn Cường, Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho rằng, Việt Nam hiện có 3 loại dược liệu quý là sâm Ngọc linh, ba kích, trà hoa vàng.

Ông Vũ Tuấn Cường, Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho rằng, Việt Nam hiện có 3 loại dược liệu quý là sâm Ngọc linh, ba kích, trà hoa vàng.

Tại buổi tọa đàm “Kinh tế dược liệu Việt Nam trên nền tảng Văn hóa Thảo dược” ngày 28/3, Ông Vũ Tuấn Cường, Cục trưởng Cục Quản lý Dược đã bày tỏ trăn trở về ngành thảo dược Việt Nam.

Ông Cường cho rằng, Việt Nam là một trong những nước có thảo dược phong phú, đa dạng. Dược liệu không chỉ là thuốc cung cấp cho bệnh viện, ngành dược liệu còn góp phần nâng cao chất lượng sức khỏe cho nhân dân.

Tọa đàm “Kinh tế dược liệu Việt Nam trên nền tảng Văn hóa Thảo dược”.

Như kỳ vọng, Thủ tướng muốn phát triển 100 cây dược liệụ tại Việt Nam nhưng nếu ta phát triển mạnh 3 dược liệu quý là sâm ngọc linh, ba kích và trà hoa vàng là đã thành công. Tại Hàn Quốc, chỉ với 2 dược liệu là linh chi và sâm nhưng xuất khẩu đã lên tới hàng tỉ USD.

Nhưng để phát triển cần chú ý đến giống cây cũng như các điều kiện khác. Ví dụ cây ba kích cũng có 6-7 giống, riêng Quảng Ninh có khoảng 500 ha. Như vậy, tiềm năng cho phát triển dược liệu Việt Nam rất lớn.

Ngoài ra, tại Hội thảo, PGS TS Trần VĂn Ơn, Trưởng Bộ môn Thực vật – ĐH Dược Hà Nội, Phó tổng thư ký hội thực vật học Việt Nam cho hay: Nền kinh tế dược liệu trên nền tảng văn hóa thảo dược rất đa dạng, phong phú gồm: Thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, hương trị liệu, du lịch dưỡng bệnh…

Trà hoa vàng, 1 trong 3 thảo dược quý tại Việt Nam.

Nhưng việc quan trọng cần làm là tập hợp, kết nối người trồng dược liệu để phát triển ngành, có chuỗi giá trị và tham gia hỗ trợ cho người trồng dược liệu.

Sử dụng văn hóa y dược cổ truyền trong đó dược liệu là nền tàng sử dụng đa dạng sinh học, đa dạng tri thức, phương thức thực hiện đa dạng hóa thuốc, thực phẩm chức năng.

Để “Kinh tế dược liệu Việt Nam trên nền tảng Văn hóa Thảo dược” phát triển, cần phù hợp yêu cầu của người dùng hiện nay với công nghệ bào chế. Còn dưới góc độ của du lịch thì khả năng kết nối du lịch và thảo dược nên triển khai thế nào?

Bản thân PGS Trần Văn Ơn đã khám phá ra dây thìa canh lá to và những tác dụng to lớn của cây thuốc này với bệnh tiểu đường. Ông cùng đội ngũ cộng tác đã và đang phát triển nguồn dược liệu này.

                                                                                                                   Nam Anh

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ba-loai-thao-duoc-cuc-quy-tai-viet-nam-a224108.html