Hà Nội "gặp khó" trong việc phổ cập bơi cho học sinh tiểu học


Chủ nhật, 07/05/2017 | 01:57


Theo đánh giá của các lãnh đạo Sở GD và ĐT, việc tổ chức dạy bơi cho học sinh ở Hà Nội hiện thiếu cơ sở vật chất.

Theo đánh giá của các lãnh đạo Sở GD và ĐT, việc tổ chức dạy bơi cho học sinh ở Hà Nội còn thiếu cơ sở vật chất.

VOV đưa tin, từ tháng 5/2016 đến tháng 4/2017, Phòng Giáo dục- Đào tạo các quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội đã triển khai 2 mô hình phổ cập bơi là xây dựng bể bơi mini trong trường học (đối với những trường có đủ diện tích), hoặc lắp đặt “bể bơi thông minh”. Ngoài ra, các nhà trường còn liên kết với các đơn vị có bể bơi trên địa bàn để dạy bơi cho học sinh, trong đó trọng tâm là học sinh tiểu học. Điển hình như huyện Thanh Trì đã xây dựng được 14 bể bơi mini trong các trường học, tổ chức dạy bơi cho trên 12 nghìn học sinh tiểu học và trung học cơ sở; Quận Thanh Xuân lắp đặt được 11 bể bơi thông minh, đạt tỷ lệ 97% học sinh lớp 5 biết bơi; Quận Cầu Giấy phối hợp với Trung tâm thể dục thể thao dạy miễn phí cho trên 2 nghìn học sinh trong dịp hè 2016...

Tại hội nghị, các đại biểu cho biết, khó khăn nhất trong tổ chức dạy bơi cho học sinh ở Hà Nội hiện nay là thiếu cơ sở vật chất. 

Tại hội nghị, các đại biểu cho biết, khó khăn nhất trong tổ chức dạy bơi cho học sinh ở Hà Nội hiện nay là thiếu cơ sở vật chất. Một số trường có diện tích để xây bể bơi nhưng không huy động được vốn và ngược lại trường có khả năng huy động được vốn lại không có diện tích.

Bà Nguyễn Thị Thu Huyền, Phó Trưởng phòng Giáo dục- Đào tạo huyện Mỹ Đức nêu thực tế: “Hiện nay, thực trạng ô nhiễm môi trường xảy ra rất nghiêm trọng nên việc tổ chức cho học sinh học bơi ở sông, hoặc hồ rất hạn chế. Đối với Mỹ Đức, hiện nay toàn huyện đang nỗ lực tập trung mọi nguồn kinh phí để xây dựng đủ phòng học cho học sinh, nên vấn đề đầu tư xây dựng bể bơi đối với Mỹ Đức là điều chưa thực hiện được. Hiện nay chưa có một bể bơi nào trong và ngoài nhà trường, kể cả trung tâm thể dục thể thao chúng tôi cũng chưa có bể bơi”.

Thậm chí những trường đã đầu tư xây dựng bể bơi mini nhưng thiếu kinh phí duy trì hoạt động của bể bơi. Hầu hết các trường đang thiếu đội ngũ giáo viên tiểu học có chuyên môn bơi để dạy bơi cho học sinh. Số lượng bể bơi nước nóng ở các nhà trường rất ít, nên chỉ tổ chức dạy bơi cho học sinh trong các tháng mùa hè.

Thông tin trên báo Giáo DụcThời Đại, ông Nguyễn Hữu Độ - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội - cho biết: Những năm qua, công tác phổ cập bơi và phòng, chống tai nạn đuối nước cho HS trên địa bàn TP được Sở GD&ĐT triển khai rộng rãi và đạt được những thành tích bước đầu. Mô hình “bể bơi thông minh” được lắp đặt trong các trường học để dạy bơi cho HS đã phát huy hiệu quả.

Điển hình là một số quận huyện như: Quận Thanh Xuân – năm 2016, tổng số HS lớp 5 đã biết bơi là 2.845 HS, đạt tỷ lệ 97% HS đủ sức khoẻ biết bơi; huyện Thanh Trì – đến nay đã cơ bản phổ cập bơi cho HS tiểu học và THC; quận Cầu Giấy - UBND quận giao phòng GD&ĐT phối hợp với trung tâm TDTT dạy miễn phí cho trên 2000 HS trong dịp hè 2016; hay như thị xã Sơn Tây tuy chỉ có duy nhất 01 bể bơi tại Trung tâm TDTT thị xã, nhưng mỗi khi vào dịp hè đều mở các lớp dạy bơi miễn phí cho HS chưa biết bơi…

Tuy nhiên, hiện cơ sở vật chất, trường có diện tích để xây bể bơi thì gặp khó khăn về kinh phí, trường có khả năng huy động được vốn lại không có diện tích. Hay đội ngũ GV giảng dạy còn nhiều hạn chế. Một số yếu tố khác cũng khiến công tác phổ cập bơi gặp khó khăn, như: thời tiết, ý thức của một số địa phương, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ về công tác phổ cập bơi cho HS, dẫn đến chưa quan tâm tới công tác này, tỷ lệ HS tiểu học được phổ cập bơi chưa cao, chưa đồng đều tại các quận, huyện, thị xã...

Theo Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, để khắc phục những hạn chế, tồn tại và phát huy hơn nữa công tác phổ cập bơi, thời gian tới các phòng GD&ĐT cần tham mưu với UBND quận, huyện, thị xã đầu tư kinh phí cho các nhà trường xây bể bơi mini hoặc lắp đặt “bể bơi thông minh” để dạy bơi cho HS trong dịp hè; Tăng cường công tác bồi dưỡng đội ngũ GV có chuyên môn bơi để tự đảm nhiệm việc dạy bơi cho HS; Rà soát số HS chưa biết bơi để xây dựng kế hoạch sát với thực tế từng năm và triển khai công tác dạy bơi cho HS đạt hiệu quả cao; Tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc phổ cập bơi và phòng chống đuối nước cho HS coi đây là trách nhiệm của cả cộng đồng. Giáo dục kỹ năng, xử lý tình huống và biết cách phòng, tránh các nơi nguy hiểm có thể xảy ra tai nạn đuối nước; biết tìm sự giúp đỡ của người lớn khi có sự cố xảy ra.

Tổng hợp

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ha-noi-gap-kho-trong-viec-pho-cap-boi-cho-hoc-sinh-tieu-hoc-a189342.html