+Aa-
    Zalo

    1 triệu đàn ông Nhật Bản đang chạy trốn xã hội trong phòng ngủ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Theo nghiên cứu, gần 1 triệu đàn ông Nhật Bản đang mắc chứng “Hikikomori” khiến họ sống cô lập với bên ngoài, khóa mình trong phòng ngủ.

    (ĐSPL) - Theo nghiên cứu, gần 1 triệu đàn ông Nhật Bản đang mắc chứng “Hikikomori” khiến họ sống cô lập với bên ngoài, khóa mình trong phòng ngủ.

    Những người bị hội chứng “hikikomori”, chủ yếu là giới trẻ, muốn rút lui khỏi xã hội, tự cô lập mình trong phòng ngủ. Một số trường hợp thậm chí kéo dài tình trạng này trong nhiều năm liền.

    Một trong số ít những chuyên gia nghiên cứu “hikikomori” ở Nhật Bản, Tiến sĩ  Takahiro Kato, đã bị rơi vào tình trạng này khi còn là sinh viên. Và hiện nay, ông đang làm việc để tìm cách ngăn chặn nó, tránh ảnh hưởng rộng rãi đến các thế hệ tiếp theo.

    Tiến sĩ Kato, người đang nghiên cứu hikikomori với một đội ngũ các chuyên gia tại Đại học Kyushu ở Fukuoka, cho biết ông đã nhìn thấy nhiều trường hợp các nam giới  trong độ tuổi 50 đã tự rút khỏi xã hội trong hơn 30 năm.

    Tiến sĩ cho biết những người bị mắc chứng bệnh này từ chối tiếp xúc với bạn bè và cả gia đình, thường là những người trẻ tuổi “thông minh và có năng lực”, có nghĩa là họ đóng góp một phần quan trọng trong nền kinh tế Nhật Bản.

    Người bị hội chứng “hikikomori” tự cô lập và khóa mình trong phòng ngủ.

    Tiến sĩ Kato cho biết: “Tôi rất lo lắng trước tình trạng khoảng 1\% dân số đang cô lập mình như hikikomori hoặc một số trạng thái tương tự khác. Đa số là những người sau khi tốt nghiệp, tác động không hề nhỏ đến nền kinh tế. Một số hikikomori đã tốt nghiệp từ các trường đại học nổi tiếng. Điều này thật đáng buồn cho họ”.

    Yuto Onishi, 18 tuổi, đến từ Tokyo đã không rời phòng ngủ của mình trong gần 3 năm trước khi cậu bé tìm cách điều trị 6 tháng về trước. Yuto Onishi đã dành cả ngày để ngủ, ban đêm thì lướt web và đọc truyện tranh Nhật Bản. Đặc biệt, cậu bé không nói chuyện với bất cứ ai.

    Onishi cho biết, tình trạng của cậu như vậy có thể là do sự cố ở trường trung học cơ sở khi cậu bé không được làm lớp trưởng. Onishi nói rằng: “Tôi biết đó là điều bất thường nhưng tôi không muốn thay đổi. Tôi cảm thấy an toàn khi ở trong phòng ngủ của mình”.

    Yuto Onishi, 18 tuổi nhốt mình trong phòng gần 3 năm chỉ ngủ, lướt web và đọc truyện.

    Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản xác định hikikomori là những người không tham gia vào xã hội, chủ yếu là làm việc hay học tập và không có bất kỳ mối quan hệ gần gũi với gia đình. Triệu chứng của họ phải kéo dài trong sáu tháng hoặc lâu hơn.

    Tiến sĩ Kato tin rằng hikikomori hiếm tìm thấy ở những gia đình nghèo mà môi trường có nguy cơ cao phát triển chứng bệnh này là gia đình trung lưu. Ông cho biết: “Đa số những người hikikomori đã tốt nghiệp đại học”.

    Xem thêm video: Nhà nhiếp ảnh không sợ chết vẫn cầm máy ảnh để quay con tê giác

    [mecloud]F3q1oz3DwC[/mecloud]

    Nhiều người mắc chứng hikikomori khóa phòng ngủ của mình lại và thường các bậc cha mẹ không phải đối điều này. Tiến Kato cho rằng: “Nhật Bản rất khác với xã hội phương Tây, ví dụ như mối quan hệ mẹ - con. Cha mẹ Nhật bảo vệ con cái họ quá mức. Khiến một số người gặp khó khăn trong vấn đề tự lập. Đó là lý do tại sao Nhật Bản có nhiều hikikomori hơn so với xã hội phương Tây”.

    Ông nói thêm rằng: “Trong xã hội Nhật Bản, con trai chịu nhiều áp lực để vào trường học tốt, công ty tốt và nhiều nam giới đang phải chịu áp lực rất mạnh mẽ”. Tiến sĩ Kato cho biết việc điều trị là rất cần thiết đối với các thành viên trong gia đình cũng như người bệnh để thay đổi mối quan hệ và tạo sự năng động hơn.

    Một người bị hikikomori đang được điều trị tại một phòng khám ở Tokyo.

    Ông đang làm việc với một đội ngũ các chuyên gia tại Đại học Kyushu để nghiên cứu các yếu tố xã hội và sinh học góp phần vào việc hình thành hikikomori để có một "chẩn đoán đa chiều". Ông cho rằng: "Hầu hết các trường hợp đã nghiên cứu chỉ tập trung vào các khía cạnh tâm lý, nhưng hikikomori không chỉ là về bệnh tâm thần”.

    Bước đầu tiên để điều trị bệnh là xây dựng lại các kỹ năng giao tiếp vì một số hikikomori đã không nói chuyện với những người thân trong nhiều năm qua. Tiến sĩ Kato cho biết: “Phương pháp điều trị chính là tâm lý trị liệu - đặc biệt là tâm lý trị liệu nhóm vì nhiều người hikikomori không giao tiếp với người khác vì vậy họ cần phải có một số kinh nghiệm giao tiếp trong một nhóm”.

    Hiện Nhật Bản phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng trong việc xác định các vấn đề cho thế hệ tương lai. Tiến sĩ Kato nói “Nó không chỉ là chẩn đoán, chúng tôi hy vọng chúng ta có thể dự đoán nguy cơ hikikomori”.

    Hải Nam (Theo Dail Mail)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/1-trieu-dan-ong-nhat-ban-dang-chay-tron-xa-hoi-trong-phong-ngu-a101450.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.