+Aa-
    Zalo

    10 điều thú vị về lễ Giáng sinh không phải ai cũng biết

    ĐS&PL Năm nào mọi người cũng hào hứng đón Giáng sinh nhưng không phải ai cũng biết hết những điều thú vị liên quan đến ngày lễ này.

    Ngày diễn ra lễ Giáng sinh

    Theo người Do Thái, thời điểm bắt đầu một ngày là hoàng hôn, không phải nửa đêm. Chúa ra đời vào ngày 25/12 nên lễ Giáng sinh thường được tổ chức vào 0h ngày này, theo lịch Do Thái là từ hoàng hôn của ngày 24/12.

    Hiện tại, trên thế giới, lễ Noel diễn ra vào ngày 25/12 được gọi là Lễ Chính ngày, còn lễ tối 24/12 gọi là Lễ Vọng. Trong đó, Lễ Vọng thường thu hút nhiều người tham dự hơn.

    Tên gọi Christmas

    Tên gọi Christmas được ghép từ 2 chữ Christ và Mas, trong đó Christ (Đấng chịu sức dầu) là tước vị của Đức Giê-su, còn Mas là viết tắt của Mass (thánh lễ). Christmas có nghĩa là ngày lễ của Đấng Christ, tức là ngày lễ Giáng sinh của Đức Giê-su.

    10 dieu thu vi ve le giang sinh khong phai ai cung biet

    Sở dĩ nhiều người thường dùng Xmas thay cho Christmas là vì Christ trong tiếng Anh vốn có nguồn gốc từ từ Χριστός (đọc là Khrīstos) trong tiếng Hy Lạp, với chữ X đứng đầu. Xmas thực chất là cách viết tắt, sử dụng phụ âm đầu của Christ trong tiếng Hy Lạp.

    Theo các tài liệu, Xmas bắt đầu được sử dụng phổ biến từ thể kỷ đầu Công nguyên, có học giả cho rằng là từ thế kỷ XIII. Đến thế kỷ XV, Xmas xuất hiện như một ký hiệu được sử dụng rộng rãi thay cho Christmas.

    Sau khi Johannes Gutenberg phát minh ra máy in vào năm 1436, nhà thờ tổ chức in tài liệu, sách thần học bằng công nghệ này. Thời điểm đó, việc in chữ được thực hiện bằng tay nên rất đắt. Vì thế, người ta cố gắng viết gọn để cắt giảm tối đa chi phí và Xmas được sử dụng thay thế Christmas trong các bản in. Kể từ khi Xmas xuất hiện trong các văn bản tôn giáo chính thống, cách viết này càng được phổ biến rộng.

    Cây kẹo gậy Giáng sinh

    Kẹo gậy là một trong các biểu tượng nổi tiếng và phổ biến nhất của Giáng sinh. Loại kẹo này xuất hiện tại châu Âu vào năm 1670 nhưng đến những năm 1800 mới có mặt tại Mỹ. Hình dáng kẹo gậy ngày nay giống với cái móc mà Chúa Giê-su sử dụng để đi chăn cừu.

    Theo truyền thuyết, người chăn cừu Moses cầm trên tay một chiếc gậy hình chữ J lộn ngược đã rẽ biển giúp những người Do Thái đến miền đất hứa. Vào Giáng sinh năm 1670, để giữ trật tự trong nhà thời ở Cologne, một giáo sĩ người Đức đã nghĩ ra cách uốn cong những chiếc kẹo đường thành hình chiếc gậy của người chăn cừu để làm quà Giáng Sinh cho trẻ em.

    Khi quay ngược lại, kẹo sẽ có hình chữ J, biểu tượng của chúa Giê-su với 2 màu trắng và đỏ. Trong đó, màu trắng là biểu tượng của sự trong trắng, ngây thơ, còn màu đỏ thể hiện tình yêu thương hay chính là máu của Chúa khi bị đóng đinh trên cây thánh giá.

    Ý nghĩa việc tặng quà ngày Giáng sinh

    Khi chúa Jesus cất tiếng khóc chào đời trong một máng cỏ, từ phương Đông, 3 nhà thông thái (cũng có thể là nhà chiêm tinh hoặc 3 vị vua) đã mang những món quà chúc mừng gồm vàng, nhũ hương, mộc dược. Trong đó, vàng ngụ ý Chúa Jesus là via, nhũ hương biểu thị Chúa Jesus là Thiên chúa, còn mộc dược tiên dự đoán việc về sau Chúa sẽ trải qua khổ nạn, dùng cái chết của mình để cứu nhân loại.

    Những người nghèo cũng muốn tặng quà cho Chúa để bày tỏ lòng thành kính nên đã dâng hoa quả, quà tự mình làm. Về sau, khi lễ Giáng sinh phổ biến trên thế giới, văn hóa tặng quà cho nhau nhân dịp lễ này được mọi người hưởng ứng.

    10 dieu thu vi ve le giang sinh khong phai ai cung biet2

    Đối với người Công giáo, việc tặng quà Giáng sinh có ý nghĩa sâu sắc. Chú Giê-su đã chịu đóng đinh lên cây thập tự giá và hy sinh cho nhân loại. Việc tặng quà ngày nay được coi như hành động mô phỏng việc bạn hy sinh cho người khác mà không kỳ vọng được đáp trả. Tặng quà Giáng sinh cũng là cách để bày tỏ tình cảm yêu quý giữa người thân với nhau.

    Nguồn gốc thiệp Giáng sinh

    Vào năm 1843, ông Henry Cole (1808 – 1882, thương gia giàu có nước Anh) đã nhờ họa sĩ John Callcott Horsley (1817 – 1903) ở London thiết kế cho ông một tấm thiệp thật đẹp để tặng bạn bè và có 1.000 tấm thiệp đã được in ra.

    Kể từ đó, thiệp Giáng sinh trở nên thịnh hành ở Anh. Không lâu sau, trào lưu thiệp Giáng sinh du nhập sang Đức và phải đến 30 năm sau, người Mỹ mới chấp nhận nó.

    Ý nghĩa ngôi sao Giáng sinh, chuông Giáng sinh

    Ngôi sao Giáng sinh có ý nghĩa đặc biệt, tương truyền một ngôi sao rực rỡ đã xuất hiện vào lúc Chúa vừa chào đời, ánh sáng tỏa ra mấy trăm dặm còn nhìn thấy. Từ các vùng phía đông xa xôi (hiện thuộc lãnh thổ Iran và Syria), 3 vị vua được mặc khải tin rằng cứ lần theo ánh sáng ngôi sao tìm tới chắc chắn sẽ gặp phép lạ.

    Đi theo ánh sáng, 3 vị vua đến được thành Bethelem nơi Chúa đã ra đời. Họ quỳ trước mặt Chúa, dâng lên Chúa các vật phẩm trầm hương và vàng bạc châu báu. Ngôi sao trở thành biểu tượng ý nghĩa dịp Giáng sinh và được treo ở nơi sang trọng nhất tại các giáo đường, cơ sở tôn giáo trong đêm Giáng sinh để nhớ đến sự tích trên.

    Chuông cũng là họa tiết phổ biến thường thấy trên thiệp Giáng sinh và đồ trang trí. Mối liên hệ giữa món đồ này với Giáng sinh có thể đến từ những chiếc chuông được tìm thấy trên những chiếc xe trượt tuyết mùa đông truyền thống và những chiếc chuông rung trong thánh lễ theo đạo Thiên chúa.

    Lịch mùa vọng và vòng lá mùa vọng

    Năm 1903, phiên bản đầu tiên của lịch mùa vọng được tạo ra bởi một nhà xuất bản Đức. Lịch được in và tăng cho trẻ em như một cách để đếm ngược đến Giáng sinh. Mỗi cửa sổ mở ra để lộ một đoạn Kinh Thánh hoặc bài thơ.

    10 dieu thu vi ve le giang sinh khong phai ai cung biet1

    Về vòng lá mùa vọng, đây là một vòng tròn được tết từ cành lá màu xanh, treo trên cao để mọi người đều có thể nhìn thấy. Hình tròn của vòng lá tượng trưng cho sự vĩnh hằng và tình yêu thương vô tận của Chúa. Trong khi đó, màu xanh là màu của hy vọng, mong Đáng Cứu Thế sẽ đến cứu con người.

    Dải kim tuyến trang trí cây thông Noel

    Mọi người gắn bạc xung quanh cây thông để những ngọn nến trên đó trở nên lấp lánh hơn. Tuy nhiên, bạc vừa đắt tiền vừa dễ xỉn màu, chỉ những người giàu mới có thể mua được. Vì thế, mọi người đã tìm món đồ khác để thay thế.

    Với những tiến bộ kỹ thuật, những dải kim tuyến được làm từ nhôm với giá thấp ra đời và nhanh chóng thu hút mọi người. Từ thế kỷ XX, dây kim tuyến trở thành món đồ trang trí cây thông Noel rất được ưa chuộng. 

    Đèn trang trí cây thông Noel

    Ban đầu, cây thông Noel được trang trí bởi những ngọn nến nhưng do sợ hỏa hoạn, mọi người chỉ thắp nến vào trước đêm Giáng sinh. Cảm thấy bất tiện, vào năm 1882, kỹ sư Edward Johnson đã nghĩ ra cách nối 80 chiếc bóng đèn điện đủ màu trắng, xanh và đỏ để quấn quanh cây thông Noel thay cho những ngọn nến và dây đèn trang trí Noel ra đời.

    10 dieu thu vi ve le giang sinh khong phai ai cung biet3

    Sau đó, cậu bé Albert Sadacca (15 tuổi) bắt đầu làm những sợi dây dài gắn đèn điện đủ màu sắc để bán cho mọi người. Ý tưởng này thành công rực rỡ tại Mỹ, từ đó dây đèn trang trí cây thông Noel cũng phổ biến khắp nơi.

    Tất Giáng sinh

    Mỗi dịp Giáng sinh, các gia đình thường treo tất bên lò sưởi để trang trí. Thói quen này có thể bắt nguồn từ một câu chuyện về Thánh Nicholas. Cụ thể, Thánh Nicholas đã trèo xuống ống khói của một gia đình nghèo khó và tìm được tất của họ đang hong khô bên ngọn lửa. Sau đó, ông đã lấp đầy những chiếc tất bằng tiền vàng.   

    Đinh Kim(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/10-dieu-thu-vi-ve-le-giang-sinh-khong-phai-ai-cung-biet-a560444.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan