+Aa-
    Zalo

    10 thần đồng nhí từng nổi tiếng nhưng lại sống cuộc đời bi kịch nhất trong lịch sử

    • DSPL
    ĐS&PL Những tưởng bộc lộ tài năng hơn người ở lứa tuổi thiếu nhi sẽ khiến những thần đồng nhí có cuộc sống xán lạn hơn nhưng vẫn có nhiều trường hợp phải trải qua các bi kịch.

    Những tưởng bộc lộ tài năng hơn người ở lứa tuổi thiếu nhi sẽ khiến những thần đồng nhí có cuộc sống xán lạn hơn nhưng vẫn có nhiều trường hợp phải trải qua các bi kịch.

    Những thần đồng nhí luôn thu hút sự chú ý của mọi người bởi họ thường bộc lộ tài năng vượt trội hơn cả người lớn khi còn rất nhỏ. Tuy nhiên, những điều này không đủ để mang tới cho họ một cuộc sống tốt đẹp. Trên thực tế, nhiều thần đồng nhí đã phải sống một cuộc đời bi kịch chỉ vì quá tài giỏi.

    Aaron Swartz

    Ở tuổi 14, Aaron Swartz đã tạo ra một công cụ cơ bản của Internet mang tên RSS, một phần mềm cho phép người dùng đăng ký thông tin trực tuyến. Được biết, Swartz sinh năm 1986. Ngay từ khi còn trẻ, anh đã cho thấy bản thân là một nhân tố quan trọng, đóng góp cho sự ra đời và phát triển của mạng Internet khi còn ở tuổi thiếu niên.

    Aaron Swartz. Ảnh: Fred Benenson

    Thế nhưng, cuộc đời của anh đã "rẽ hướng" không mấy tốt đẹp vào năm 2011. Khi ấy, anh đã đột nhập vào mạng lưới chính phú và làm rò rỉ hàng loạt tài liệu mật ra bên ngoài. Hành động này đã khiến Swartz bị chính phủ liên bang truy tố và kết tội khi mới ngoài 20 tuổi. 

    Một vài người bạn của Swartz cho biết anh từng phải vật lộn với chứng bệnh trầm cảm và một vài căn bệnh khác, có thể được gây ra bởi tài năng vượt trội của mình.

    Robert Peace

    Robert Peace đã luôn là một đứa trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi mới học nhà trẻ, Peace đã được mệnh danh là "giáo sư" bởi sự thông minh hơn người. Thậm chí, khi một giám đốc điều hành gặp gỡ Peace tại một bữa tiệc, người này còn đưa cho ông 1 tấm séc, đề nghị chi trả toàn bộ học phí cho Peace vì quá ấn tượng với tài năng của chàng trai này. 

    Robert Peace. Ảnh: LA Times

    Tuy nhiên, mọi thứ đã chuyển biến khác với những gì mọi người mong đợi. Dù được nhận vào Đại học Yale danh giá, Peace lại không tập trung vào việc học mà lại đi buôn ma tuý và bị bắn chết trong nhà kính trồng cần sa vào năm 2011 khi mới 30 tuổi. Được biết, cha của Peace cũng từng làm công việc này và đã bị bắt giam với tội danh kép buôn ma tuý - giết người.

    Peaches Geldof

    Peaches Geldof sinh năm 1989, là con gái của thủ lĩnh nhóm nhạc Ireland Boomtown Rats Bob Geldof và nữ MC nổi tiếng Paula Yates.

    Peaches Geldof. Ảnh: The Independent

    Được biết, vào năm 15 tuổi, Geldof đã bắt đầu viết lách cho tạp chí Elle. Sau đó 1 năm, cô bắt đầu rời nhà và xây dựng sự nghiệp đáng ngưỡng mộ của mình khi cùng lúc làm cây bút cho tờ Guardian và The Telegraph. Không những thế, cô còn xuất hiện trên truyền hình, làm người mẫu và cho ra mắt bộ sưu tập thời trang riêng của bản thân. 

    Tuy nhiên, nổi tiếng từ khi còn quá trẻ đã kéo theo nhiều vấn đề, bao gồm việc nghiện ngập. Theo đó, Peaches Geldof cho biết cô lần đầu sử dụng ma tuý là vào độ tuổi thiếu niên. Dù đã cai nghiện nhiều lần nhưng Geldof lại quay về "con đường cũ". Năm 2014, người phụ nữ trẻ đầy tài năng được phát hiện tử vong tại nhà riêng sau khi sử dụng quá liều heroin. 

    Ervin Nyiregyhazi

    Ervin Nyiregyhazi là một thần đồng vô cùng tài năng. Khi mới lên 3 tuổi, ông đã có thể sáng tác nhạc. Năm lên 8, ông đã được mời đến biểu diễn tại Cung điện Buckingham của Hoàng gia Anh và nhiều cung điện hoàng gia khác. 

    Ervin Nyiregyhazi. Ảnh: Bain News Service

    Tuy nhiên, trái ngược với tài năng của mình, cuộc sống của Nyiregyhazi từ nhỏ đã không mấy hạnh phúc. Ông sinh ra tại Budapest vào năm 1903 bởi một người cha thờ ơ, lăng nhăng, chết trẻ và một người mẹ độc đoán, lợi dụng tài năng của con mình.

    Được mệnh danh là "một Liszt mới", Nyiregyhazi dường như đã có mọi thứ cho mình. Nhưng vào năm 1920, khi mới 17 tuổi, ông đã đến Mỹ nhưng đây lại là "khởi đầu của sự kết thúc" cho sự nghiệp của ông.

    Sự nghiệp âm nhạc của ông tại Mỹ không mấy khởi sắc, thậm chí còn ngày càng mờ nhạt. Điều này khiến ông dần dần sợ sân khấu và chìm vào nghiện ngập. Được biết, ông từng 10 lần kết hôn nhưng không thể chung sống quá lâu với bạn đời. Tới những năm 1970, âm nhạc của ông 1 lần nữa nổi tiếng trở lại trong thời gian ngắn nhưng cũng không đủ để "vực dậy" cả sự nghiệp. Ông đã thu âm một vài bản nhạc chính thức trước khi qua đời vào năm 1987.

    Barbara Newhall Follett

    Barbara Newhall Follett từng được lên tạp chí Harper’s từ khi còn nhỏ. Cụ thể, khi mới 3 tuổi, Barbara đã bộc lộ niềm đam mê với các con chữ. Vào năm 1926, Barbara đã tự mình viết cuốn sách đầu tiên với tựa đề "Ngôi nhà không có cửa sổ". Cha của bà đã vô cùng ấn tượng và đã gửi bản thảo đến một nhà xuất bản. Sau khi được xuất bản, "Ngôi nhà không có cửa sổ" ngay lập tức trở thành cuốn sách bán chạy nhất.

    Barbara Newhall Follett. Ảnh: The Lineup

    Sau đó, vào năm bà 12 tuổi, cha bà đã bỏ theo một người phụ nữ khác, để lại 2 mẹ con bà sống trong cảnh nghèo túng. Tuy nhiên, bà vẫn tiếp tục cầm bút viết, kiếm tiền nuôi sống bản thân và mẹ. Ít lâu sau, bà kết hôn nhưng cuộc hôn nhân của bà không kéo dài quá lâu. Vào năm 1939, sau một lần cãi nhau to với chồng, Barbara đã biến mất trong màn đêm và từ đó, không ai còn thấy bà nữa. 

    Brandenn Bremmer

    Brandenn Bremmer bắt đầu biết đọc từ khi mới 18 tháng tuổi. Khi lên 3, ông đã biết chơi piano và có thể làm bài tập của học sinh lớp 1. Sau đó, năm 10 tuổi, ông tốt nghiệp trung học và khi 11 tuổi, ông đã chuẩn bị vào đại học. 

    Brandenn Bremmer. Ảnh: CBS 

    Từ khi còn nhỏ, ông Bremmer đã gây ấn tượng với trí nhớ siêu phàm và tài năng âm nhạc của mình, ông thậm chí còn tự sáng tác nhạc. Theo lời kể của mẹ ông, Bremmer khi còn nhỏ là một đứa trẻ vui vẻ, hoạt bát nhưng khi mọi thứ đã thay đổi vào năm 2005. 

    Vào năm đó, ông được phát hiện đã chết tại nhà riêng vì vết thương do súng, nhiều khả năng do ông tự gây ra. Vào thời điểm trên, ông đang theo học ngành y và chuẩn bị phát CD âm nhạc thứ 2 của mình. 

    Theo những người quen biết Bremmer, ông không có dấu hiệu trầm cảm hay đau buồn và ông cũng không để lại lời nhắn nào khi qua đời. Sau cái chết của ông Brandenn Bremmer, mẹ ông đã để nghị hiến tạng của ông để giúp đỡ những người khác. Bà nói rằng ông đã luôn mong muốn được hiến tạng để cứu người. 

    Philippa Schuyler

    Philippa Schuyler sinh năm 1931 trong một gia đình đa sắc tộc. Trong đó, mẹ bà là một phụ nữ da trắng giàu có còn cha bà là một nhà báo da đen. Cha mẹ của bà khi ấy chỉ nghĩ rằng họ muốn dùng cuộc hôn nhân của mình để hoá giải những rào cản sắc tộc. Tuy nhiên, họ không ngờ rằng con gái của mình lại chính là một thiên tài vô cùng ấn tượng.

    Philippa Schuyler. Ảnh: Overgrownpath.com

    Năm 4 tuổi, bà Schuyler đã có thể chơi nhạc Mozard thành thạo và có chỉ số IQ lên tới 180. Tuy nhiên, tài năng này đã kéo theo tấn bi kịch của bà. Trong đó, bà không được phép vui đùa cùng những đứa trẻ cùng tuổi. Bên cạnh đó, mẹ bà muốn bà dành toàn bộ thời gian để luyện tập cho giỏi hơn nữa. 

    Tuy nhiên, định kiến về chủng tộc khiến sự nghiệp âm nhạc của Schuyler bị đình trệ. Vì được công nhận là một "người da đen", Schuyler đã rất nỗ lực để che giấu danh tính của mình. Sau đó bà trở thành một nhà báo nhưng đã chết một cách bi thảm trong một vụ tai nạn trực thăng ở Việt Nam vào năm 1967.

    Sergey Reznichenko

    Sergey Reznichenko đã học đọc khi mới lên 2 tuổi. Năm 13 tuổi, ông trở nên nổi tiếng sau khi xuất hiện trên Britain’s Brainiest Kid phiên bản Nga. Trong mắt mọi người, ông dường như là một người hoàn hảo, có thể làm được gần hết mọi việc từ làm thơ, toán học và các môn khoa học khác. 

    Năm 15 tuổi, ông bắt đầu theo học ngành kinh tế tại Đại học Quốc gia Zaporizhzhya ở Ukraine. Tuy nhiên, trái với những suy nghĩ của mọi người, cuộc sống của thần đồng trẻ tuổi này lại không hề tốt đẹp. 

    Mẹ của ông Reznichenko được cho là thành viên của một giáo phái cực đoan và đã cô lập ông khỏi bạn bè cùng trang lứa. Khi lên đại học, được thoát khỏi sự kiểm soát của người mẹ độc đoán, ông lại lao vào sử dụng các chất kích thích và trở nên nghiện ngập. 

    Ông ngày càng xa rời cuộc sống thực tại và chìm đắm vào các trò chơi điện tử ảo. Tới năm 2011, ông mắc chứng trầm cảm và ngày càng ảo tưởng. Ông thậm chí còn tự cho mình là một vị thần và đã tử vong vì nhảy ra khỏi cửa sổ. 

    Walter Pitts

    Năm 1923, Walter Pitts sinh ra trong một gia đình nghèo ở Detroit, Michigan (Mỹ). Khi còn nhỏ, ông thường xuyên bị bắt nạt và mẹ ông muốn ông bỏ học để đi làm. Tuy nhiên, những điều này không thể cản trở niềm đam mê với việc học hành của ông. Năm 12 tuổi, ông tự mình học tiếng Hy Lạp, tiếng Latin, toán học và cả logic.

    Walter Pitts. Ảnh: nautil.us

    Sau đó, ông đã viết thư cho Russell, người đã rất ấn tượng và mời ông Pitts đến học tại Cambridge. Tuy nhiên, vì mới 12 tuổi nên ông không thể rời nhà để học đại học. Được biết, dù chưa từng tốt nghiệp trung học nhưng vào năm 1943, khi mới 20 tuổi, ông Pitts đã được trao bằng Tiến sĩ MIT.

    Những sáng kiến độc đáo của ông sau đó đã được áp dụng, dẫn đến kỷ nguyên máy tính. Tuy nhiên, ý tưởng rằng chức năng não và suy nghĩ có thể được giải thích bằng logic thuần túy phần lớn của ông đã bị bác bỏ, điều này khiến ông Pitts cảm thấy bất bình và trở thành người nghiện rượu.

    Năm 1969, sau nhiều lần nhập viện, ông đã tử vong vì xơ gan. 

    Natalia Strelchenko

    Natalia Strelchenko là thần đồng phải chịu một số phận bi thảm nhất do sự ghen tuông của người chồng bạo hành. Được biết, Natalia Strelchenko vốn là một thần đồng piano, bà bắt đầu tham gia dàn nhạc Giao hưởng St.Petersburg và nhanh chóng được nhận danh hiệu quốc tế.

    Natalia Strelchenko. Ảnh: The Guardian

    Năm 2007, bà lần đầu gặp chồng tương lai là John Martin, khi họ đang biểu diễn tại Oslo Conservatoire. Nhưng họ đã không kết hôn mà đợi tới khi ông Martin bỏ người vợ thứ 2 và bà Strelchenko ly hôn lần đầu. 

    Cặp đôi sau đó đã về chung sống với nhau tại Manchester (Anh) nhưng cuộc sống hôn nhân của họ nhanh chóng sụp đổ. Ông Martin ngày càng trở nên bạo lực và muốn bà Strelchenko từ bỏ sự nghiệp, ở nhà làm nội trợ. 

    Ông đã nhiều lần đánh đập bà, bóp cổ, nhốt bà trong phòng ngủ, thậm chí còn ép bà phá thai. Vào ngày kỷ niệm 2 năm ngày cưới của mình, John Martin đã ra tay sát hại vợ mình chỉ vì ghen tuông. Năm 2016, người chồng máu lại đã bị kết án vì tội ác khó dung thứ của mình. 

    Minh Hạnh (Theo List Verse)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/10-than-dong-nhi-tung-noi-tieng-nhung-lai-song-cuoc-doi-bi-kich-nhat-trong-lich-su-a361802.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan