+Aa-
    Zalo

    1.000 tỷ đồng sửa vỉa hè Hà Nội: Truy cứu trách nhiệm thế nào?

    ĐS&PL (ĐSPL) – "1.000 tỷ đồng để sửa vỉa hè là chuyện vô lý! Năm trước vừa làm xong, năm sau đã đào lên, vậy phải truy trách nhiệm thế nào?", Trưởng ban tuyên giáo Thành ủy HN đặt vấn đề.

    (ĐSPL) – "1.000 tỷ đồng để sửa vỉa hè là chuyện vô lý! Năm trước vừa làm xong, năm sau đã đào lên, vậy phải truy trách nhiệm của các cơ quan liên quan thế nào?".

    Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hồ Quang Lợi đã đặt ra vấn đề trên trong phiên thảo luận tổ tại kỳ họp thứ 10 HĐND thành phố Hà Nội chiều 8/7 về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng 6 tháng đầu năm.

    1.000 tỷ đồng sửa vỉa hè Hà Nội: Truy cứu trách nhiệm thế nào?
    Toàn cảnh kỳ họp thứ 10 HĐND thành phố Hà Nội.

    Trong kỳ họp, rất nhiều vấn đề đã được đưa ra thảo luận, trong đó câu chuyện vỉa hè trên con đường đắt nhất hành tinh, đường ống nước sạch sông Đà 7 lần liên tiếp bị vỡ, việc ra nghị quyết về Biển Đông… vẫn là những vấn đề nóng hơn cả.

    1.000 tỷ đồng sửa vỉa hè: Có tìm ra "ông" nào sai phạm không?

    Phát biểu tại phiên thảo luật trong khuôn khổ kỳ họp HĐND lần thứ 10, đại biểu Hồ Quang Lợi (Tổ Hai Bà Trưng) – Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy cho rằng, trong 6 tháng đầu năm là thời kỳ thành phố phải đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách, tuy nhiên, về cơ bản, chúng ta đã hoàn thành các mục tiêu 6 tháng đầu năm. Đặc biệt, việc thu ngân sách 6 tháng đầu năm đạt hơn 62.000 tỷ đồng, tăng 50\% so với kế hoạch, đây là cố gắng rất lớn của thành phố.

    Bên cạnh đó, đại biểu Hồ Quang Lợi nhấn mạnh, chúng ta cần phải chú trọng hơn đến việc đẩy mạnh tiến độ công trình trọng điểm và chất lượng các công trình xây dựng.

    Ông Lợi nếu quan điểm: “Có hai thứ có thể nhìn thấy ngay, không cần phải kiểm tra. Thứ nhất là chất lượng đường ống dẫn nước sông Đà, thứ hai là câu chuyện “cái vỉa hè Hà Nội”, liên quan đến tuyến đường đắt nhất hành tinh. Vỉa hè là thứ nhìn thấy ngay, phơi bày ngay trước mắt mà lại thấy làm ẩu. Lãnh đạo Thành phố cũng đã có ý kiến gay gắt về vấn đề này, sau đó cho rút kinh nghiệm, truy cứu trách nhiệm của các cơ quan liên quan”.

    1.000 tỷ đồng sửa vỉa hè Hà Nội: Truy cứu trách nhiệm thế nào?
    Sửa chữa vỉa hè đang còn nhiều bất cập.

    “1.000 tỷ đồng để sửa vỉa hè tại 4 quận nội thành là chuyện vô lý. Năm trước vừa làm xong, năm sau lại đào lên. Chỗ hỏng làm, chỗ không hỏng cũng đào. Vậy phải truy trách nhiệm của các cơ quan liên quan thế nào? Người ta đang chờ đợi tới đây không biết có tìm ra ông nào sai phạm không?” – Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy đặt vấn đề.

    7 lần liên tiếp vỡ đường ống sông Đà làm mất hình ảnh của Hà Nội

    Liên quan đến cơ chế về đầu tư các công trình dân sinh gây bức xúc trong thời gian qua, đặc biệt là hệ thống nước sạch, đại biểu Nguyễn Thị Thanh Mai (quận Hà Đông) nhận định: “Điển hình nhất phải nói đến đường cấp nước Sông Đà đã nhiều lần liên tiếp gặp sự cố, gây thiếu nước, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân sống trong các khu vực tòa nhà cao tầng. Vì vậy, chúng ta cần đề ra các giải pháp cụ thể hơn đối với vấn đề nước sạch đô thị và nông thôn”.

    1.000 tỷ đồng sửa vỉa hè Hà Nội: Truy cứu trách nhiệm thế nào?
    Thời gian vừa qua, đường ống Sông Đà liên tục bị vỡ.

    Cũng nhắc đến vấn đề này, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hồ Quang Lợi cho rằng, đường ống dẫn nước sông Đà là công trình thiết yếu liên quan đến đời sống của người dân, nhưng giám sát như thế, vỡ liên tiếp như thế làm hình ảnh của Hà Nội bị nói không ra gì, quan trọng hơn nữa là nó làm ảnh hưởng rất lớn đến người dân, bởi mỗi lần vỡ ống là lại sửa chữa rất lâu mới cấp nước trở lại”.

    Trong khi đó, đại biểu Lê Văn Thư, Bí thư Quận ủy Bắc Từ Liêm đề nghị cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề nước sạch. Bởi đây không chỉ đơn thuần là dịch vụ, mà còn là nhiệm vụ chính trị liên quan trực tiếp đến sức khỏe của người dân. Trước tình trạng 7 vạn dân bị ảnh hưởng bởi nguồn nước sông Đà, ông Thư cho rằng cần xem xét lại trách nhiệm của đơn vị phụ trách.

    Cần ra Nghị quyết về Biển Đông để thể hiện ý chí người dân

    Liên quan đến việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, gây tình hình căng thẳng trên Biển Đông, đại biểu Nguyễn Hoài Nam – Trưởng ban Pháp chế nhận định, Hà Nội đã có thành tích rất tốt trong giữ gìn trật tự, vì vậy nên hoàn toàn không có tình trạng lợi dụng biểu tình để gây rối.

    Tuy nhiên, theo quan điểm của mình, ông Nam cho rằng, HĐND thành phố Hà Nội cần ra Nghị quyết về Biển Đông để thể hiện ý chí của người dân, đồng tình với tuyên bố của Chủ tịch Quốc hội về chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, kịch liệt lên án hành vi sai trái của Trung Quốc tại vùng biển này.

    “Bên cạnh đó, Hà Nội cũng cần đưa nội dung chăm lo gia đình những người lính bám biển vào trong nghị quyết, quan tâm tới những người con của thủ đô đang làm nhiệm vụ trên biển đảo, từ đó giao trách nhiệm cho các đơn vị để có chính sách thiết thực, quan tâm, làm ấm lòng những chiến sĩ đang công tác ngoài khơi” – Trưởng ban Pháp chế Nguyễn Hoài Nam góp ý.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/1000-ty-dong-sua-via-he-ha-noi-truy-cuu-trach-nhiem-the-nao-a40182.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan