+Aa-
    Zalo

    1001 câu hỏi lần đầu làm mẹ: Vì sao trẻ sơ sinh ngủ 20 tiếng/ngày, có cần đánh thức con dậy?

    (ĐS&PL) - Ngày con cất tiếng khóc chào đời, có lẽ là ngày thiêng liêng, hạnh phúc nhất của người phụ nữ. Cũng từ ngày này, người mẹ sẽ có 1001 câu hỏi của người lần đầu làm mẹ cần giải đáp.

    Trẻ sơ sinh là giai đoạn vô cùng quan trọng vì đây là thời gian sức khỏe của trẻ còn rất yếu, các chức năng cơ thể đang dần thích ứng với môi trường bên ngoài. Do đó, ở giai đoạn này, trẻ cần được chăm sóc cẩn thận, theo dõi sức khỏe sát sao.

    Đặc biệt, những người phụ nữ lần đầu làm mẹ cần lưu ý, giấc ngủ của trẻ sơ sinh rất quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất của trẻ những năm tháng đầu đời.

    Giấc ngủ của trẻ sơ sinh quan trọng như nào?

    Đối với trẻ sơ sinh, ngủ chính là thời điểm các cơ quan bên trong của trẻ phát triển toàn diện. Trẻ sơ sinh chỉ thức khi đói hoặc có nhu cầu đi vệ sinh. Trẻ ngủ nhiều phần là vì chưa quen với môi trường bên ngoài, phần vì vẫn còn thói quen nhắm mắt như khi trong bụng mẹ.

    1001 cau hoi cua nguoi lan dau lam me vi sao tre so sinh ngu 20 tiengngay co can danh thuc con day
    Giấc ngủ của trẻ sơ sinh rất quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất của trẻ những năm tháng đầu đời.

    Giấc ngủ có liên quan chặt chẽ với sự phát triển về thể chất, chiều cao, trí thông minh, chỉ số cảm xúc,… của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cụ thể, trong giấc ngủ sâu của trẻ sơ sinh, các tế bào não bộ sẽ tăng cường hoạt động, đồng thời sản sinh ra hormone tăng trưởng giúp trẻ phát triển thể chất và trí não một cách tối ưu nhất. Do đó, giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với trẻ sơ sinh, nhất là đối với sự trưởng thành của não bộ, khả năng học hỏi và trí nhớ.

    Trẻ ngủ đủ giấc, khi thức dậy sẽ có đủ năng lượng để hoạt động, tương tác với môi trường xung quanh. Do đó, giấc ngủ của trẻ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh.

    Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu thì đủ?

    Nghiên cứu cho thấy, giấc ngủ của trẻ sơ sinh khác so với giấc ngủ của người lớn. Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ dành khoảng 16-18 tiếng/ngày để ngủ, có trẻ sơ sinh sẽ ngủ đến 20 tiếng/ngày, được chia thành nhiều giấc ngủ ngắn khoảng 1-2 tiếng/giấc. Sau đó, khi trẻ được 4 tuần tuổi, thời gian ngủ trong ngày của trẻ sẽ giảm xuống còn 14 giờ.

    Nếu trẻ sơ sinh ngủ nhiều và không có các triệu chứng bất thường, bố mẹ không nên quá lo lắng vì đây là một hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, trẻ ngủ nhiều có thể gặp phải tình trạng bỏ lỡ các cữ bú quan trọng khiến trẻ ngày càng ốm, suy dinh dưỡng, thiếu chất. Bố mẹ nên chú ý sắp xếp thời gian bú cho trẻ hợp lý, đánh thức trẻ dậy để bú nhằm đảm bảo trẻ không bị đói. 

    Theo các chuyên gia, trẻ bú sữa mẹ nên được bú sau mỗi 2-3 giờ, trong khi trẻ bú sữa công thức nên được đánh thức sau mỗi 3-4 giờ. Nếu bạn đang cho con bú, việc không đánh thức con sau mỗi 2-3 giờ không chỉ khiến trẻ sơ sinh có nguy cơ không đủ sữa. Nó cũng có thể làm giảm nguồn sữa của bạn.

    Trong một số trường hợp, trẻ sơ sinh ngủ nhiều có thể xuất phát các nguyên nhân khác như: vàng da, nhiễm trùng, lượng đường trong máu thấp,… hoặc do các bệnh lý nghiêm trọng khác. Do đó, bố mẹ nên theo dõi chặt chẽ giấc ngủ và các biểu hiện của trẻ để đưa trẻ đến thăm khám sớm khi có dấu hiệu bất thường.

    Trẻ sơ sinh ngủ ít có bị ảnh hưởng?

    Trẻ khó ngủ hay ngủ ít trong giai đoạn từ 0 - 3 tháng tuổi sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển não bộ và chiều cao của trẻ sau này.

    Trẻ cần được ngủ sâu vào 22 giờ - 24 giờ - 2 giờ vì đây là thời điểm hocmon chiều cao phát triển tốt nhất, trẻ ngủ sâu vào giai đoạn này sẽ phát triển được chiều cao tối ưu. Nếu bỏ lỡ trẻ sẽ không cao được như các trẻ khác. Không ngủ đủ sẽ khiến trẻ cáu gắt, mệt mỏi, mất tập trung, khả năng học hỏi kém.

    Đối với giấc ngủ của trẻ, việc ngủ nhiều hay ngủ ít không quan trọng bằng ngủ sâu ngủ ngon, chất lượng của giấc ngủ sẽ quyết định nhiều yếu tố quan trọng về sau. Bởi vậy cần tạo không gian thoáng, đủ tối, hạn chế bớt tiếng ồn, nhiệt độ phòng thích hợp để trẻ có thể ngủ ngon và ít giật mình.

    1001 cau hoi cua nguoi lan dau lam me vi sao tre so sinh ngu 20 tiengngay co can danh thuc con day 2
    Bảng tóm tắt lịch ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong năm đầu tiên

    Làm thế nào để trẻ sơ sinh có giấc ngủ tốt?

    Để trẻ sơ sinh có giấc ngủ tốt, dễ ngủ hơn, bố mẹ có thể thiết lập cho trẻ thói một số thói quen đồng nhất mỗi ngày. Bên cạnh đó, việc tạo môi trường ngủ phù hợp cũng là một trong những điều cần thiết, góp phần giúp trẻ ngủ ngon hơn.

    Tập cho trẻ phân biệt ban ngày và ban đêm, sự khác nhau về giấc ngủ giữa hai khoảng thời gian này bằng cách cho trẻ tiếp xúc nhiều với ánh sáng tự nhiên hơn vào ban ngày, đồng thời, thường xuyên trò chuyện với trẻ hơn nhằm tạo sự khác biệt so với không gian tĩnh lặng của ban đêm.

    Xây dựng một số thói quen không tạo cảm giác phụ thuộc và làm quen với các dấu hiệu trước khi đi ngủ như cho trẻ bú no, tắm, vệ sinh sạch sẽ,…

    Tạo không gian thoáng đãng, thoải mái, yên tĩnh cho trẻ bằng cách hạn chế tối đa các tiếng ồn, sắp xếp giường ngủ gọn gàng, có đủ không gian cho trẻ cựa quậy,…

    Cân chỉnh thời gian ngủ cho trẻ hợp lý tránh để tình trạng trẻ ngủ nhiều vào ban ngày dẫn đến mất ngủ vào ban đêm.

    XEM THÊM: Loại rau có mùi tanh khó ăn nhưng lại là tiên dược với nhan sắc, thần dược của hệ tiêu hóa

    Lưu ý, nếu trẻ sơ sinh ngủ ít hoặc nhiều hơn bệnh lý thường kèm theo các triệu chứng bất thường như sốt, khó thở, quấy khóc liên tục,… hoặc tình trạng rối loạn giấc ngủ của trẻ không có dấu hiệu cải thiện sau khi bố mẹ đã điều chỉnh lại các thói quen và môi trường ngủ, trẻ cần được đưa đến bệnh viện được được kiểm tra và có phương pháp can thiệp kịp thời.

    Hoàng Yên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/1001-cau-hoi-lan-dau-lam-me-vi-sao-tre-so-sinh-ngu-20-tiengngay-co-can-danh-thuc-con-day-a596683.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan