+Aa-
    Zalo

    1/5 diện tích ở nơi mỗi m2 "đắt hơn vàng" bị phế thải chiếm giữ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Dư luận đang rất bức xúc trước thông tin, 1/5 diện tích cảng biển quy mô nhất nhì toàn quốc, cảng Hải Phòng đang bị "hàng phế thải" xâm hại, chiếm giữ.

    (ĐSPL) - Dư luận đang rất bức xúc trước thông tin, 1/5 diện tích cảng biển quy mô nhất nhì toàn quốc, cảng Hải Phòng đang bị "hàng phế thải" xâm hại, chiếm giữ.

    Hàng trăm container hàng hóa đã quá thời hạn làm thủ tục hải quan nằm rải rác ở các cảng biển khu vực Hải Phòng!

    Nghe như chuyện đùa, khó tin nhưng đó lại là sự thật khiến Phó tôi là dân vùng biển chính hãng không khỏi bất ngờ bởi mỗi tấc đất ở cảng đều quý hơn vàng. Doanh nghiệp, cá nhân muốn lưu hàng hoá lại đều phải trả chi phí rất cao.

    Vậy mà nhiều năm qua, cảng Hải Phòng bị "oanh tạc" bởi hàng trăm container rác thải công nghiệp có chứa những chất độc hại bị chủ hàng bỏ của chạy lấy người (ắc quy chì, cao su, thiết bị điện tử, quặng…).

    Hàng chục tấn rác thải bị "giam lỏng" tại cảng Hải Phòng mà chưa có hướng xử lý đồng nghĩa với việc mỗi tháng, cảng Hải Phòng thất thu khoản tiền cho thuê bến bãi khổng lồ.

    Tuy nhiên, điều mọi người lo ngại nhất chính là môi trường bãi đón nhận hàng của cảng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

    Còn nhớ, thời gian trước, các cơ quan chức năng Hải Phòng đã tiến hành xử lý theo quy định pháp luật các container hàng nhập lậu số lượng lớn, có nguy hại đến môi trường. Tuy nhiên, trong các trường hợp chủ hàng thực là người nước ngoài vì lý do gì đó bỏ hàng sẽ gây hậu quả lớn cho phía ta.

    Khi đó, ngân sách Nhà nước phải bỏ ra khá nhiều tiền để xử lý, tiêu hủy loại rác "nhập khẩu" này. Nguy hiểm hơn cả là môi trường sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

    Theo Phó tôi, không phải ngẫu nhiên các cảng biển của chúng ta lại trở thành bãi tha ma của hàng phế thải, độc hại, khó xử lý.

    Được biết, một số công ty nước ngoài lợi dụng kẽ hở pháp lý của ta để lách luật. Họ cho rằng "tống" cho doanh nghiệp Việt Nam những thứ mà ở nước họ bắt buộc phải tiêu huỷ, nếu có mất thêm tiền thì cũng còn rẻ hơn nhiều so với quy trình tiêu huỷ ở nước họ.

    Đối tác Việt cũng có đơn vị bị lừa, nhưng cũng có kẻ biết mà vẫn nhắm mắt làm ngơ để trục lợi. Khi bị phát hiện lại xếp vào hàng "tạm nhập tái xuất", cơ quan chức năng truy tìm chủ hàng ngoại thì thực chất là công ty ma, không thể liên lạc để yêu cầu họ "tái xuất".

    Do vậy, nếu không khẩn trương có biện pháp cứng rắn đối với các doanh nghiệp đứng tên, đại lý dịch vụ thương mại nhập khẩu hàng hóa để chặn đứng các loại hàng hóa thực chất là rác thải công nghiệp, nguy cơ cảng biển khu vực Hải Phòng và một số cảng biển khác sẽ là cửa ngõ đổ rác thải công nghiệp nguy hại từ nước ngoài vào Việt Nam.

    Tuy nhiên, theo Phó tôi, những cá nhân, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực này cần nâng cao lòng tự trọng, ý thức dân tộc, cộng đồng, không vì chút lợi riêng mà huỷ diệt cái chung.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/15-dien-tich-o-noi-moi-m2-dat-hon-vang-bi-phe-thai-chiem-giu-a82634.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Thư gửi Người

    Thư gửi Người

    Tác phẩm dự thi Cuộc thi viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp MS040: "Thư gửi Người" của tác giả Võ Thụy Tường Vi (Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh)