20 năm sau thảm kịch khủng bố thảm 11/9: Bước ngoặt thay đổi số phận


Thứ 7, 11/09/2021 | 14:12


Cùng sự kiện

Sau gần 20 năm, Mỹ đã chính thức kết thúc sự hiện diện quân sự của mình tại Afghanistan. Cuộc rút quân của Washington đã để lại hơn 2.200 tỷ USD kinh phí đầu tư vào cuộc chiến, gần 250.000 người thiệt và hơn 5 triệu người phải di tản khỏi nơi ở.

Ngòi nổ của cuộc chiến 20 năm

Ngày 11/9/2001, 19 kẻ khủng bố người Arab đã phối hợp chiếm quyền kiểm soát 4 máy bay thương mại và thực hiện các cuộc tấn công vào nhiều địa điểm ở nước Mỹ, trong đó có cả toà tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York và Lầu Năm Góc. Vụ tấn công kinh hoàng và bất ngờ này khiến 2.996 người thiệt mạng, bao gồm cả 19 tên khủng bố.

Tin thế giới - 20 năm sau thảm kịch khủng bố thảm 11/9: Bước ngoặt thay đổi số phận
Vụ khủng bố ngày 11/9/2001 đã khiến cả thế giới chấn động về mức độ tàn khốc. Ảnh: Getty

Sự kiện ngày 11/9 trở thành lý do để Tổng thống Mỹ đương nhiệm khi đó - ông George W. Bush, triển khai cuộc chiến chống khủng bố mà mục tiêu đầu tiên chính là các nhóm phiến quân ẩn náu tại Afghanistan.

Thời điểm đó, không người dân Afghanistan nào có thể nghĩ rằng một sự kiện xảy ra cách đó nửa vòng trái đất lại là sự khởi đầu cho một cuộc chiến kéo dài 20 năm tại quốc gia này.

Vết thương còn mãi

Anh James Laporta, cựu trung sĩ lính thủy đánh bộ Mỹ, đã chia sẻ về thời gian ông tham chiến tại Afghanistan.

Cụ thể, ông Jamse chia sẻ, ông mới chỉ  13 tuổi khi những kẻ khủng bố thực hiện cuộc tấn công vào ngày 11/9/2001. Thời điểm ấy, cậu bé Jamse không biết gì về chính trị cũng như chiến tranh, thậm chí không biết ai là người đứng sau toàn bộ vụ việc tàn khốc. Tất cả những gì Jamse biết là nước Mỹ đang bị tấn công và lời kêu gọi nhập ngũ để bảo vệ đất nước.

Tiếp đó, đến năm 2006, 10 ngày sau khi tốt nghiệp trung học, James đã gia nhập lực lượng lính thuỷ đánh bộ Mỹ. Năm 2009, Jamse đã lên đường tới Afghanistan thực hiện nhiệm vụ.

Tin thế giới - 20 năm sau thảm kịch khủng bố thảm 11/9: Bước ngoặt thay đổi số phận (Hình 2).
Cựu binh James Laporta và con trai. Ảnh: AP

Ngày 31/7/2009, James Laporta lần đầu bắn hạ một tay súng Taliban trẻ tuổi, chưa đến 16 tuổi. Theo chia sẻ của James, các chiến binh Taliban thường xuyên trà trộn vào người dân tại Afghanistan nên rất khó để xác định được đâu là tay súng khủng bố và đâu là người dân vô tội.

Trong khoảnh khắc ấy, James đã tự hỏi tay súng kia là ai? Anh ta thực sự là một kẻ khủng bố hay chỉ đơn giản là ép buộc phải chiến đấu? Và liệu rằng nếu có kẻ nào tấn công nước Mỹ thì James sẽ bắn hạ kẻ đó chứ?

Việc không thể xác định đâu là Taliban, đâu là thường dân đã khiến James và những người đồng đội dần quên đi ý tưởng hàn gắn mối quan hệ giữa họ với người dân bản địa. Sự cảnh giác đã khiến họ "chĩa mũi súng" về phía người Afghanistan ngay cả khi đó chỉ là những người bình thường đang cố vẫy tay và mỉm cười với họ. Sự tàn khốc của cuộc chiến đã để lại nhiều vết thương cho những binh sĩ Mỹ chiến đấu tại Afghanistan.

Năm 2014, James đã giải ngũ và trở về Mỹ. Tuy nhiên, Jamse thừa nhận bản thân đã thay đổi rất nhiều sau thời gian chiến đấu tại Afghanistan. Người cựu chiến binh chia sẻ thêm, một phần linh hồn của ông đã bị bỏ lại tại đất nước này và không thể lấy lại được.

Nữ phóng viên và cuộc phỏng vấn lịch sử

Trước khi Mỹ điều quân tới Afghansitan, Taliban là lực lượng nắm quyền kiểm soát phần lớn lãnh thổ nước này từ năm 1996 đến 2001. Một trong những chính sách hà khắc nhất của Taliban trong thời gian này là quy định cấm phụ nữ đi học và đi làm. Lớn lên trong sự cai trị của Taliban, cô Beheshta Arghand từng ấp ủ ước mơ được đi học.

Khi Taliban sụp đổ vào năm 2001, cô đã được theo học chuyên ngành báo chí tại đại học Kabul trong 4 năm và trở thành phóng viên tại nhiều cơ quan truyền thông lớn ở Afghanistan.

Tại Afghanistan, phóng viên vốn là một nghề nguy hiểm, đặc biệt đối với phụ nữ. Bởi vậy, cô Beheshta luôn phải giữ bí mật về địa điểm làm việc cũng như tuyến đường di chuyển. Trong 20 năm qua, nhiều nhà báo, bao gồm cả bạn bè và đồng nghiệp của cô đã thiệt mạng.

Tuy nhiên, điều đó không phải lý do để cô từ bỏ sứ mệnh đưa những thông tin về những gì đang diễn ra tại quê hương mình tới thế giưới. Cô Beheshta cho biết cô luôn muốn đăng tải những thông tin tươi đẹp về đất nước mình. Đáng buồn thay, tin tức mà cô đưa lại thường về tình hình chiến sự tại một khu vực nào đó hay về những trường hợp trẻ em và phụ nữ Afghanistan bị bạo hành, lạm dụng và bị đem bán.

Sau khi Taliban giành quyền kiểm soát thủ đô Kabul, Beheshta chia sẻ rằng, cô và đồng nghiệp đã rất lo sợ những nỗ lực trong 20 năm qua của mình sẽ bị phá huỷ.

Tin thế giới - 20 năm sau thảm kịch khủng bố thảm 11/9: Bước ngoặt thay đổi số phận (Hình 3).
Cô Beheshta Arghand là nữ phóng viên đầu tiên phỏng vấn Taliban vào ngày 17/8/2001. Ảnh: Breaking Latest

Vào ngày 17/8/2021, cô đã thực hiện cuộc phỏng vấn lịch sử với đại diện Taliban. Đây là lần đầu tiên một đại diện của Taliban đồng ý thực hiện phỏng vấn trên truyền hình với một phóng viên nữ. Dù Taliban đã đưa ra cam kết về việc tôn trọng quyền phụ nữ nhưng cuối cùng, nữ phóng viên và gia đình cô vẫn quyết định lên máy bay rời khỏi Afghanistan chỉ một tuần sau cuộc phỏng vấn lịch sử đó.

Bước ngoặt thay đổi số phận

Vết thương của người Mỹ sau sự kiện 11/9 tuy đã lành nhưng chưa lúc nào nguôi ngoai mỗi khi nhớ lại. Thương vong từ sự kiện khủng bố đẫm máu này không chỉ dừng lại ở con số 2.996 người tử vong. Đó còn là những vết thương hằn sầu trong một thế hệ người trẻ tại Mỹ, những người đã di tản khỏi Afghanistan sau một cuộc rút quân vội vàng và hỗn loạn.

Đối với người dân Afghanistan, có thể nói mọi thành quả từ nỗ lực tái thiết đất nước của họ trong 20 năm qua đã trở nên mong manh hơn bao giờ hết sau khi Mỹ kết thúc sự can thiệp quân sự tại đây. Sự trở lại của Taliban đã kéo theo nhiều lo lắng. Những nỗi lo này là có cơ sở bởi theo một cuộc khảo sát mới đây, trong số hơn 700 nhà báo nữ, chỉ còn dưới 100 người tiếp tục hoạt động tại Afghanistan.

Trong khi đó, những nữ sinh tại các trường đại học phải mang khăn trùm đầu và ngồi cách xa sinh viên nam trong lớp học. Thậm chí, họ phải sử dụng lối đi riêng và nghỉ học sớm hơn nam giới 5 phút để tránh tụ tập sau giờ học.

Thanh Tùng

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/20-nam-sau-tham-kich-khung-bo-tham-119-buoc-ngoat-thay-doi-so-phan-a512890.html