+Aa-
    Zalo

    3 lô đất vàng tại Ciputra bị cầm cố tại ngân hàng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Gần đây Công ty TNHH Phát triển Khu đô thị Nam Thăng Long đã sử dụng các lô đất trong khu đô thị làm tài sản thế chấp cho các khoản vay.

    Gần đây Công ty TNHH Phát triển Khu đô thị Nam Thăng Long đã sử dụng các lô đất trong khu đô thị làm tài sản thế chấp cho các khoản vay.

    Lợi ích từ việc kinh doanh các tòa nhà chung cư L03, L04, L05 (TheLINK 345) của dự án được thế chấp tại Indovina Bank. Ảnh minh họa

    Khu đô thị Nam Thăng Long có quy hoạch rộng hơn 300 ha với thiết kế 50 tòa nhà cao tầng và 2.500 căn nhà thấp tầng. Dù được triển khai từ năm 2003 nhưng đến nay mới hoàn thành giai đoạn 1 với phần diện tích nhỏ. Hai giai đoạn còn lại của dự án mới được chủ đầu tư phát triển một số hạng mục, chủ yếu là các khu thấp tầng.

    Gần đây dự án này được dư luận quan tâm bởi việc xin điều chỉnh quy hoạch cũng như sự phản đối của cư dân đang sinh sống tại khu đô thị này.

    Theo phản ánh của VnExpress, hàng trăm hộ dân sống tại Khu đô thị Ciputra (Khu đô thị Nam Thăng Long, Hà Nội) đã đồng loạt ký tên phản đối đề xuất điều chỉnh quy hoạch giai đoạn 2 của chủ đầu tư và gửi UBND Thành phố Hà Nội.

    Theo đại diện cư dân, chủ đầu tư đã xây dựng đồ án quy hoạch điều chỉnh trong khu đô thị. Trong đó, một ô đất trước quy hoạch 5 tòa nhà với chiều cao từ 5 đến 47 tầng thì nay được đề xuất điều chỉnh tăng thành 8 tòa cao từ 45 đến 68 tầng.

    Một lô đất diện tích gần 13.400 m2 có chức năng bãi đỗ xe nay xin điều chỉnh, chuyển sang hạ ngầm bãi đỗ xe và kết hợp kinh doanh thương mại.

    Còn tại ô đất TM-13 diện tích gần 55.000 m2, vốn quy hoạch làm khu thương mại hỗn hợp, sân, vườn và đường nội bộ thì nay được đề xuất chuyển thành đất hỗn hợp thương mại, văn phòng, khách sạn và nhà ở cao tầng với dân số gần 3.000 người.

    Ngày 18/4, trong cuộc họp lấy ý kiến người dân tổ dân phố Nam Thăng Long, 100% cư dân tại đây đã không đồng ý việc điều chỉnh bởi cho rằng sự thay đổi đó đều vì lợi ích nhóm của chủ đầu tư.

    Sau đó, Thủ tướng đã có chỉ đạo các bộ, ngành cần làm rõ việc điều chỉnh quy hoạch này.

    Cũng liên quan đến khu đô thị này, TheLEADER thông tin, sau nhiều năm không sử dụng vốn vay ngân hàng, gần đây Công ty TNHH Phát triển Khu đô thị Nam Thăng Long đã sử dụng các lô đất trong khu đô thị làm tài sản thế chấp cho các khoản vay.

    Cụ thể, vào cuối năm 2016, toàn bộ lợi ích từ việc kinh doanh các tòa nhà chung cư L03, L04, L05 (TheLINK 345) của dự án được thế chấp tại Indovina Bank, Hà Nội. Sau đó, năm 2017, chủ đầu tư tiếp tục thế chấp lợi ích từ việc kinh doanh trên lô K (khu biệt thự Grand Gardenville Tây Hồ) tại ngân hàng này.

    Từ giữa năm 2018, nhiều lô đất thuộc giai đoạn 2 và 3 của dự án được Công ty bán lại cho Tập đoàn Sunshine và Tập đoàn Vimedimex.

    Việc chuyển nhượng các lô đất trên đồng nghĩa với nhiều chủ đầu tư tham gia hoàn thiện khu đô thị rộng lớn này. Đồng thời cũng mang lại doanh thu và lợi nhuận lớn cho liên doanh ngay trong ngắn hạn thay vì tiếp tục “ôm đất” như hàng chục năm qua.

    Trong một diễn biến khác, dù chưa công bố chính thức về các dự án mà Vimedimex Group đang có kế hoạch phát triển tại Ciputra nhưng trên thị trường bất động sản đã xuất hiện nhiều thông tin xung quanh dự án này.

    Được biết, chủ đầu tư của khu đô thị Ciputra là Công ty TNHH Phát triển Khu đô thị Nam Thăng Long. Đây là liên doanh giữa Tập đoàn Ciputra (Indonesia) và Công ty UDIC, Hà Nội.

    Trong đó phía Việt Nam góp 2.052 tỷ đồng bằng quyền sử dụng đất, nắm giữ 30% cổ phần liên doanh, còn tập đoàn Ciputra góp bằng tiền, khoảng 4.789 tỷ đồng.

    Bạch Hiền (t/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/3-lo-dat-vang-tai-ciputra-bi-cam-co-tai-ngan-hang-a279356.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan