+Aa-
    Zalo

    4 cách đầu tư tài chính thông minh bạn nên biết

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) Sau đây là các loại hình đầu tư tài chính và nhưng ưu điểm cũng như khuyết điểm để bạn có thể chọn được cách đầu tư đúng đắn nhất cho mình.
    Người Việt Nam vẫn hay chọn cách gửi tiền tiết kiệm ngân hàng để đảm bảo ít rủi ro cũng như sinh lời sau một khoản thời gian nhất định. Tuy nhiên đây không phải là cách tốt nhất để đầu tư sinh lời vì hiện nay tỉ lệ lạm phát luôn ở mức cao. Sau đây là các loại hình đầu tư tài chính và nhưng ưu điểm cũng như khuyết điểm để bạn có thể chọn được cách đầu tư đúng đắn nhất cho mình.

    1. Đầu tư chứng khoán

    Đây là loại hình đầu tư rất phổ biển vì tính đơn giản và linh hoạt của nó

    Ưu điểm

    Đây là loại hình đầu tư rất phổ biển vì tính đơn giản và linh hoạt của nó. Điểm lợi của đầu tư chứng khoán là bạn có thể mua và bán dễ dàng nhanh chóng đặc biệt là không đòi hỏi vốn lớn. Nếu bạn biết đầu tư chứng khoán đúng thời điểm thì rất dễ sinh lời.

    Nhược điểm

    Với tính biến động của thị trường chứng khoán, bạn phải nghiên cứu thật kĩ đồng thời phải có kiến thức chuyên môn thật vững vàng khi tham gia loại hình đầu tư này. Ngoài ra bạn phải luôn bình tĩnh trước tâm lý đám đông, đầu cơ của một bộ phận nhà đầu tư và có một tầm nhìn dài hạn cho tương lai.

    2. Đầu tư vàng

    Vàng có thể được dễ dàng chuyển đổi sang tiền mặt để phục vụ cho mục đích kinh doanh của cá nhân.

    Ưu điểm

    Vàng luôn được ưa chuộng cho loại hình đầu tư sinh lời vì giá trị của nó và tính bảo toàn vốn rất cao. Vàng có thể được dễ dàng chuyển đổi sang tiền mặt để phục vụ cho mục đích kinh doanh của cá nhân. Ở nền kinh tế có nhiều bất ổn như hiện nay thì đây là một loại hình đầu tư thích hợp, đặc biệt là khi tiền giấy có nguy cơ ngày càng mất giá.

    Nhược điểm

    Trong một số giai đoạn, giá vàng có nhiều biến động lên xuống. Giá vàng thế giới làm nhà đầu tư khó nắm bắt trong khi giá vàng trong nước lại chịu ảnh hưởng của những chính sách của nhà nước. Theo tình hình chung thì giá vàng sẽ biến động tỉ lệ nghịch với giá USD nên bạn cần phải cân nhắc trước khi đầu tư vào loại hình này.

    3. Kinh doanh bất động sản

    Bất động sản là tài sản hữu hình nên bạn có thể tận dụng nó vào nhiều mục đích khác nhau.

    Ưu điểm
    Với tình hình nhà đất đang nóng lên, bạn có thể tận dụng để đầu tư vào loại hình này. Đầu tư vào việc cho thuê phòng, nhà sẽ đem lại nguồn thu không hề nhỏ trong thời gian dài. Hơn nữa, bất động sản là tài sản hữu hình nên bạn có thể tận dụng nó vào nhiều mục đích khác nhau.

    Nhược điểm

    Bạn sẽ phải tốn nhiều thời gian vào các giấy tờ thủ tục trước khi quyết định bán hoặc cho thuê và dĩ nhiên số tiền để đầu tư vào bất động sản là không hề nhỏ. Loại hình đầu tư này cũng chịu ảnh hưởng biến động của thị trường chung, nhất là ở các nước đang phát triển.

    4. Gửi tiết kiệm ngân hàng

    Hiện nay các ngân hàng luôn đưa ra nhiều chính sách về lãi xuất hấp dẫn để thu hút khách hàng

    Ưu điểm

    Bạn sẽ yên tâm số tiền mình gửi sẽ không thất thoát và ít rủi ro nhất khi được gửi trong ngần hàng. Hiện nay các ngân hàng luôn đưa ra nhiều chính sách về lãi xuất hấp dẫn bao gồm nhiều tiện ích cũng như tham gia trúng thưởng để thu hút khách hàng.

    Nhươc điểm

    Bạn sẽ không thể thương lượng được lãi xuất nếu không gửi một số tiền lớn trong ngân hàng, ngoài ra lãi xuất thấp cũng là một nguyên nhân làm nhiều người cảm thấy e ngại khi tìm cho mình một con đường đầu tư sinh lời cao nhưng ít rủi ro.
    Các loại hình đầu tư đều có ưu và nhược điểm riêng. Bạn phải xem xét khả năng tài chính cũng như tình hình chung của thị trường để đưa ra cho mình một giải pháp hợp lý nhất.
    Thành Lộc (Tổng hợp)
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/4-cach-dau-tu-tai-chinh-thong-minh-ban-nen-biet-a171540.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan