4 cuộc tranh đoạt tàn khốc giành ngôi "cửu ngũ chí tôn", có người được tôn là hoàng đế kiệt xuất


Thứ 2, 22/06/2020 | 14:00


Cùng sự kiện

bên cạnh những lần nhường ngôi theo chế độ "cha truyền, con nối" cũng ghi nhận không ít những cuộc chiến dẫm máu cướp lấy ngôi vị "cửu ngũ chí tôn".

Trong lịch sử Trung Quốc, bên cạnh những lần nhường ngôi theo chế độ "cha truyền, con nối" cũng ghi nhận không ít những cuộc chiến dẫm máu cướp lấy ngôi vị "cửu ngũ chí tôn". 

Các triều đại thời phong kiến là một chính quyền quân chủ chuyên chế và hoàng đế với tư cách là thiên tử là người đứng đầu nắm quyền lực tuyệt đối. Với quyền lực lớn nằm trong tay khiến ngôi vị hoàng đế bỗng trở thành cái đích của không ít người, dù để leo được lên vương vị phải trải qua không ít tranh đấu gay gắt.

Lịch sử Trung Quốc ghi chép lại không ít các cuộc tranh đấu để đoạt lấy vương vị, như Tùy Dạng Đế Dương Quảng giết anh giết cha, Đường Thái Tông Lý Thế Dân huynh đệ tương tàn, hay sự kiện Cửu tử đoạt đích thời Khang Hy Đế. Tuy nhiên, tất cả những trường hợp này đều là tranh quyền đoạt vị trong nội bộ hoàng thất. Bên cạnh đó, cũng có không ít nhân vật xuất thân từ tầng lớp dân thường dấy binh tạo phản để cướp lấy Long kỵ.

Hầu Cảnh

Hầu Cảnh tính cách hung bạo, là thế lực tộc Hạt cuối cùng vào thời Ngũ Hồ loạn Hoa (những quốc gia có thời gian tồn tại ngắn ở bên trong và các vùng lân cận Trung Quốc từ năm 304-439).

Sau khi Nhiễm Mẫn giết chết Hồ Lãnh, tộc Hạt đa phần bị xóa số, Hầu Cảnh nương nhờ, trợ giúp tộc Tiên Bi thành lập chính quyền Đông Ngụy. Chẳng được bao lâu, Hầu Cảnh phản lại Đông Ngụy, đầu hàng Nam triều Lương Vũ Đế.

Hầu Cảnh sau đó vẫn ngựa quen đường cũ, phản đối mối giao hảo giữa Lương quốc và Đông Ngụy, dựa trên danh nghĩa bên Thanh Quân để lại một lần nữa phản loạn.

Sau lần đó, Hầu Cảnh lập tổng cộng 3 vị Hoàng đế bù nhìn, sau đó giết hết bọn họ, tự mình xưng Đế, lập ra Hán quốc.

Lưu Tống Võ Đế - Lưu Dụ

Có xuất thân bần hàn, Lưu Dụ bắt đầu bằng việc đặt chân vào quân đội trong triều đình Đông Tấn. Bằng tài năng của mình, ông luôn đi đầu trong mỗi trận chiến, để rồi lần lượt kinh qua các chức vụ quan trọng.

Năm 405, Lưu Dụ dẫn binh đàn áp các cuộc khởi nghĩa của Tôn Ân và Hoàn Huyền. Tiếp đó, ông tiêu diệt các thế lực Hoàn Sở, Tây Thục, Lư Tuân, Gia Cát Trường Dân, Tư Mã Hưu Chi, củng cố quyền lực lớn mạnh.

Năm 419, Lưu Dụ ép vua Tấn phong cho mình làm Tống vương và sang năm 420 thì đoạt ngôi nhà Tấn, lên ngôi hoàng đế, kiến lập nhà Lưu Tống - triều đại đầu tiên ở phía nam trong thời kì Nam-Bắc triều.

Lưu Tống Võ Đế tuy là soán ngôi tự lập vị nhưng ông cũng được xem là một thiên cổ minh quân.

Để tránh phản loạn, ông tước bỏ quyền lực của các chư hầu. Về chính sách cai trị, Lưu Tống Võ Đế giảm bớt nguồn thu của quan phủ, thay đổi cách thu thuế, phát hành tiền tệ khuyến khích buôn bán. Đồng thời tô thuế của nông dân được giảm nhẹ, nuôi dưỡng sức dân, làm dịu bớt mâu thuẫn giai cấp, đẩy nhanh việc khôi phục và phát triển kinh tế. Nhờ đó, Vũ Đế Lưu Dụ đã xây dựng nền tảng vững chắc cho nhà Lưu Tống sau này.

Tống Thái Tổ - Triệu Khuông Dẫn

Triệu Khuông Dẫn vốn là đại tướng của Hậu Chu Thế Tông Sài Vinh. Năm 959, Sài Vinh bệnh mất trong khi đánh Liêu, để lại ngai vàng cho đứa con là Sài Tông Huấn mới 7 tuổi.

Một năm sau đó, nhà Hậu Chu đế vương nhỏ tuổi, đứng trước nguy cơ diệt vong trước sự nhăm nhe của liên quân Bắc Hán và Liêu.

Mọi người cho rằng khí số Hậu Chu đã hết, Thiên mệnh ứng trên người Triệu Khuông Dẫn, các tướng lĩnh thì xin Triệu Khuông Dẫn nắm lấy hết binh quyền mà tự lập. Khi Triệu Khuông Dẫn còn do dự, thì tâm phúc của ông Triệu Khuông Nghĩa và mưu sĩ Triệu Phổ tự "đạo diễn" lên sự kiện binh biến Trần Kiều.

Triều đình Hậu Chu không thể phản kháng lại, tất cả đều tôn Triệu Khuông Dẫn lên làm Hoàng đế, lập ra nhà Đại Tống.

Sài Tông Huấn và mẹ được được phong làm vương, thế tập và ăn lộc phiên vương nhưng đời đời không được đụng đến chính sự. Nhà họ Sài còn được ban cho đơn thư thiết khoán có tác dụng miễn tử.

Tuy cũng là soán ngôi tự lập vị, nhưng cuộc soán ngôi, đoạt vị nhà Tống thay thế nhà Chu là không đẫm máu binh đao như những cuộc tranh đấu khác trong lịch sử Trung Quốc.

Minh Thành Tổ - Chu Đệ

Khác với những nhân vật kể trên đều là soán ngôi thay triều đổi đại, Chu Đệ là người có quyền thừa kế. Ông là con trai thứ 4 của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương. Chu Đệ tỏ ra bất mãn khi Minh Thái Tổ không truyền lại ngai vàng cho ông sau cái chết của huynh trưởng Chu Biểu.

Chu Đệ là thành viên hoàng tộc có sức ảnh hưởng lớn nhất trong các hoàng thân quốc thích, và ông cho rằng mình mới là người xứng đáng thừa kế ngôi vị hoàng đế. Thêm việc, Minh Huệ Đế Chu Doãn Văn sau khi lên ngôi bắt đầu giáng chức và tiêu diệt những người chú quyền lực đã buộc Chu Đệ phải khơi dậy một cuộc nội chiến, và giành được ngai vàng vào năm 1402.

Chu Đệ như được thừa hưởng tài năng của Chu Nguyên Chương và thậm chí được đánh giá còn xuất sắc hơn.

Minh Thành Tổ Chu Đệ được coi là vị hoàng đế kiệt xuất nhất của Triều đại Nhà Minh, và là một trong các Hoàng đế kiệt xuất nhất trong lịch sử Trung Quốc cổ đại. Thời kỳ của ông về sau được ca ngợi là Vĩnh Lạc thịnh thế, Đại Minh phát triển đỉnh cao về quyền lực.

Hoa Vũ (Theo Sohu)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/4-cuoc-tranh-doat-tan-khoc-gianh-ngoi-cuu-ngu-chi-ton-co-nguoi-duoc-ton-la-hoang-de-kiet-xuat-a328167.html