+Aa-
    Zalo

    5 điều cần biết về ung thư dạ dày giai đoạn cuối

    ĐS&PL Dưới đây là 5 điều người bệnh và gia đình đều nên biết để giúp bệnh nhân có thể kéo dài thời gian sống của mình.

    Đa số người dân Việt Nam đều phát hiện ra bệnh ung thư dạ dày vào giai đoạn cuối. Dưới đây là 5 điều người bệnh và gia đình đều nên biết để giúp bệnh nhân có thể kéo dài thời gian sống của mình.

    1. Ung thư dạ dày giai đoạn cuối là gì?

    Ung thư dạ dày là căn bệnh nguy hiểm. Khi một vài tế bào dạ dày bị lỗi, đột biến gen, chúng phát triển nhanh và không thể kiểm soát từ đó hình thành nên những tế bào ung thư. Ung thư dạ dày ở giai đoạn cuối tức khối u đã phát triển to, bành trướng,... Lúc này tế bào ung thư đã lây lan đến một số cơ quan hoặc các hạch trong cơ thể.

    Khối u trong dạ dày to và lây lan đến một số hạch bạch huyết, cơ quan trong cơ thể

    2. Những triệu chứng ung thư dạ dày giai đoạn cuối

    Người bệnh ở giai đoạn này các dấu hiệu phát hiện ung thư dạ dày rất rõ ràng, cơ thể suy kiệt nhanh chóng nếu không có biện pháp hỗ trợ kịp thời. Một vài triệu chứng của ung thư dạ dày giai đoạn cuối là:

    - Đau bụng: Những cơn đau đột ngột, dữ dội, tần suất đau ngày càng dày đặc,...

    - Nôn và buồn nôn: Triệu chứng điển hình của các bệnh về đường tiêu hóa. Ở giai đoạn cuối bệnh nhân có thể nôn ra máu. Nếu không được điều trị dẫn đến tình trạng thiếu máu trầm trọng và tử vong.

    - Táo bón, tiêu chảy: dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng khiến bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa, lúc thì sẽ táo bón, khi lại tiêu chảy.

    - Sút cân, thiếu máu….

    Ngoài ra khi tế bào ung thư di căn, sẽ xuất hiện triệu chứng tại cơ quan đó ví dụ như: di căn đến gan sẽ gây hiện tượng gan to, vàng da, vàng mắt,...; di căn phổi sẽ xuất hiện triệu chứng: khó thở, đau tức ngực,...

    3. Ung thư dạ dày giai đoạn cuối được điều trị theo phương pháp nào?

    Hiện nay có rất nhiều phương pháp được áp dụng để điều trị ung thư dạ dày. Tuy nhiên 3 phương pháp được sử dụng phổ biến nhất là : phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Tùy vào từng giai đoạn phát hiện bệnh, mức độ phát triển, sức khỏe người bệnh ,... mà sẽ được chỉ định những phương pháp, phác đồ khác nhau.

    Hóa trị là biện pháp chủ yếu được chỉ định để điều trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối

    Vào giai đoạn cuối, bệnh nhân sẽ không được sử dụng phương pháp phẫu thuật, bởi khối u đã to, lây lan đến cơ quan khác và cơ thể bị suy yếu. Lúc này biện pháp ưu tiên sử dụng đó là hóa trị. Tuy nhiên việc điều trị bằng phương pháp này sẽ đem khiến bệnh nhân gặp rất nhiều tác dụng phụ. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và kết quả điều trị bệnh. Vì vậy đối với bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối cần có chế độ ăn uống, luyện tập phù hợp để giảm bớt các tác dụng phụ đó.

    4. Bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối có chữa được không?

    Như thế nào được gọi là chữa khỏi ung thư? Theo bộ y tế thế giới WHO cho biết: Việc chữa khỏi ung thư cần được thỏa mãn đầy đủ 2 điều kiện:

    - Không phát hiện thấy khối u trong cơ thể.

    - Ung thư không bị tái phát.

    Với 2 điều kiện này thì hiện nay chưa có bất kỳ phương pháp hay thuốc nào có thể đáp ứng được. Nếu bệnh nhân được phát hiện bệnh sớm và có biện pháp điều trị thích hợp sẽ có hiệu quả điều trị lành bệnh cao. Khi kết thúc điều trị vẫn còn khoảng 0,001% tế bào ung thư vẫn còn trong cơ thể. Đây chính là nguyên nhân khiến ung thư bị tái phát lại. Bởi vậy người bệnh cần có biện pháp ngăn ngừa di căn hợp lý để không bị tái phát lại bệnh.

    Trong trường hợp ung thư dạ dày ở giai đoạn cuối việc điều trị thành công rất khó. Mục đích điều trị lúc này giúp bệnh nhân giảm triệu chứng và ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư chứ không thể chữa khỏi được bệnh. Tuy nhiên cũng có một vài trường hợp bệnh nhân có thể tiếp tục sống thêm 5, 10 năm nhờ tuân thủ phác đồ điều trị và có biện pháp hỗ trợ hợp lý.

    Nhiều bệnh nhân có thể sống thêm vài năm nhờ tuân thủ phác đồ đồ điều trị

    5. Ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu?

    Cũng giống như những loại ung thư khác càng phát hiện muộn thì tỷ lệ sống của bệnh nhân càng rút ngắn lại. Theo một số thống kê cho thấy nếu bệnh nhân có biện pháp điều trị thì bệnh nhân có thẻ sống được khoảng từ 1 đến 3 năm. Tuy nhiên cũng có trường hợp sống được lâu hơn. Việc bệnh nhân sống được bao lâu còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: thể trạng, tinh thần, dinh dưỡng,... Vì vậy người bệnh cũng không nên lo lắng quá, bởi nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thời gian sống của bệnh nhân.

    Ung thư phổi giai đoạn cuối có tỷ lệ tử vong cao, tuy nhiên nếu có biện pháp điều trị thích hợp, chế độ dinh dưỡng, luyện tập hợp lý khoa học thì sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị kéo dài thời gian sống thêm vài năm.

    Phạm Hưng
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/5-dieu-can-biet-ve-ung-thu-da-day-giai-doan-cuoi-a265648.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan