+Aa-
    Zalo

    5 sai lầm ứng viên tìm việc nên tránh bằng mọi giá

    • DSPL
    ĐS&PL Tìm việc là một hành trình quan trọng, nó giúp bạn có cơ hội để thỏa sức thể hiện năng lực bản thân nhằm đạt được những thành quả có giá trị phục vụ cho cuộc sống. Nếu mãi vẫn chưa có được công việc như mong muốn thì một phần là do ứng viên tìm việc mắc các sai lầm không đáng có.

    Hãy cùng tìm hiểu đó là gì và cách để phòng tránh nhé.

    Không tìm hiểu kỹ công việc phải làm

    Bạn đang tìm công việc như mong muốn và khi thấy một tin tuyển dụng vị trí đó bạn liền nộp hồ sơ. Tuy nhiên sai lầm mà rất nhiều ứng viên mắc phải trong quá trình tìm việc làm ở TPHCM, Hà Nội hay nhiều nơi khác, đó là không tìm hiểu kỹ tính chất công việc.

    Thực tế, cũng là công việc đó nhưng mỗi doanh nghiệp sẽ có sự thay đổi linh hoạt khác nhau theo từng nơi. Nếu bạn không tìm hiểu cụ thể công việc mình sẽ phải làm thì khi vào làm việc chính thức chắc chắn sẽ không đạt được hiệu quả. Lúc này bạn dễ chán nản muốn nghỉ việc hoặc làm việc trong áp lực, khó thành công.

    anh minh hoa 291

    Để khắc phục sai lầm này, trước khi xin việc bạn nên nghiên cứu về công ty, về đặc thù ngành nghề, khách hàng, công việc chính và cả công việc phụ cần làm, thời gian làm việc và đặc tính công việc ổn định hay di chuyển liên tục… Hiểu rõ được công việc mình làm giúp bạn làm việc hiệu quả hơn nếu được nhận.

    Không tìm hiểu kỹ yêu cầu tuyển dụng

    Bảng mô tả giúp ứng viên tìm việc hiểu những yêu cầu cần có cho vị trí đang tuyển dụng. Tuy nhiên nội dung này vẫn chỉ là những thông tin cơ bản, chưa truyền tải được rõ ràng. Muốn xin việc thành công, bạn nên tìm hiểu cụ thể hơn nữa yêu cầu tuyển dụng để xem mình có thực sự phù hợp hay không. Chẳng hạn như yêu cầu bằng cấp, kỹ năng cần thiết, kinh nghiệm, phẩm chất, tố chất, năng khiếu (nếu có)… Nếu không tìm hiểu kỹ bạn sẽ gặp tình trạng hồ sơ của mình không đạt hoặc trải qua các vòng phỏng vấn bạn vẫn sẽ bị loại do không đáp ứng được một tiêu chí nào đó. Điều này làm lãng phí thời gian, công sức, làm trì hoãn các dự định hoặc cơ hội kiếm việc mới.

    Dùng một hồ sơ ứng tuyển nhiều nơi

    Bạn đã dày công soạn một bộ hồ sơ xin việc và cho là hoàn hảo nhất. Bạn dùng bản hồ sơ này ứng tuyển nhiều vị trí, nhiều đơn vị khác nhau mà không có sự điều chỉnh cho hợp lí. Đây thực sự là một sai lầm nghiêm trọng cần phải tránh. Bởi lẽ, nhà tuyển dụng cũng không hào hứng với những hồ sơ xin việc chung chung.

    anh minh hoa 191

    Sau khi tìm hiểu đơn vị ứng tuyển và tính chất công việc, bạn nên điều chỉnh CV, thư xin việc cho phù hợp. Bằng cách nhấn mạnh các từ khóa phù hợp, thể hiện được các kỹ năng tuyệt vời, kinh nghiệm, thành tích hay các yếu tố về phẩm chất, thái độ trong bản CV, hồ sơ xin việc của bạn sẽ dễ ghi điểm hơn.

    “Tự phong chức danh” ở công ty cũ

    Có một thực tế là rất nhiều ứng viên tìm việc tự đề ra cho mình chức danh ở công ty cũ, chẳng hạn như quản lý một đội ngũ nhiều thành viên… bởi cho rằng nếu đã từng làm ví trí quản lý ở công ty cũ thì nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao năng lực, kinh nghiệm và kỹ năng của bạn hơn.

    Nhà tuyển dụng gọi đây là tình trạng “chức danh tự phong” là sai lầm mà ở vai trò ứng viên bạn nên tránh. Bởi chỉ với một vài câu nhà tuyển dụng có thể biết ngay sự thật. Và tất nhiên không ai chấp nhận việc ứng viên lừa đối họ.

    “Đứng núi này trông núi nọ”

    Tốt nhất khi tìm việc, bạn nên chọn cho mình một đơn vị yêu thích và bạn cũng quyết định gắn bó lâu dài. Khi có sự kiên định, bạn sẽ có thêm động lực và đặt mục tiêu để rèn luyện bản thân, nỗ lực làm việc, công hiến. Tuy nhiên nhiều ứng viên còn mắc sai lầm “đứng núi này trông núi nọ” – tức là xin việc với tâm thế “dự bị”, tâm lí so sánh, sẵn sàng nghỉ việc khi chỉ mới vào làm để “nhảy” sang công việc mới tốt hơn…

    Lỗi sai này gây lãng phí thời gian tìm kiếm công việc, chuẩn bị hồ sơ, tham gia các vòng phỏng vấn…Do đó, bạn nên tìm kiếm các doanh nghiệp uy tín trong ngành mà bạn yêu thích, nắm lấy cơ hội tuyển dụng của họ và chuẩn bị thật kỹ để phỏng vấn thành công.

    Trong quá trình tìm việc có thể bạn sẽ gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Lí do khách quan là thị trường lao động có nhiều biến động, suy thoái. Lí do chủ quan là ở chính ứng viên tìm việc với những sai lầm như những nội dung bài viết đề cập ở trên. Để tránh thất bại khi xin việc, bạn nên lưu ý một số điều trên từ đó tìm ra được cho bản thân những giải pháp tối ưu nhất để mở được cánh cửa cơ hội. Chúc bạn thành công!

    Đặng Hảo

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/5-sai-lam-ung-vien-tim-viec-nen-tranh-bang-moi-gia-a562912.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan