+Aa-
    Zalo

    6 tác dụng phụ đáng sợ của rau ngải cứu, biết để cẩn thận kẻo hối không kịp

    ĐS&PL Nếu sử dụng không đúng cách thì rau ngải cứu có thể gây dị ứng, ngộ độc, thậm chí ảnh hưởng thần kinh.

    Gây co giật

    Việc dùng ngải cứu quá liều khiến thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức, dẫn đến chân tay run giật, sau đó cục bộ hoặc toàn thân co giật. Sau vài lần có thể gây kinh quyết (co cứng), nói nhảm, thậm chí tê liệt.

    Các tổn thương ở tế bào não có thể được phát hiện khi kiểm tra bằng kính hiển vi. Sau khi được điều trị khỏi, người bệnh vẫn có thể gặp một số di chứng như hay quên, ảo giác, viêm thần kinh...

    Do đó, người bình thường không có bệnh không nên sử dụng nước sắc ngải cứu như một thứ nước uống thường xuyên. Khi sử dụng lá ngải cứu sác uống thay trà, chỉ nên dùng khoảng 3-5g lá khô hoặc 9-15g lá tươi. Lưu ý, dùng theo từng đợt, khỏi bệnh thì dừng uống.

    Gây ngộ độc khi sử dụng quá liều

    Nếu sử dụng ngải cứu đúng liều lượng (3-5g ngải cứu khô, 9-15g ngải cứu tươi) thì có thể kích thích dạ dày tăng tiết dịch vị, cho bạn cảm giác ăn ngon miệng hơn. Sử dụng liều cao và thường xuyên có thể phản tác dụng hoặc gây ngộ độc.

    6 tac dung phu cua rau ngai cuu biet de can than keo hoi khong kip
    Sử dụng rau ngải cứu không đúng cách có thể gây tác dụng phụ đáng sợ. Ảnh minh họa

    Người bị ngộ độc thường xuất hiện triệu chứng miệng và họng bị kích thích nhẹ, cảm giác khô, khát. Sau khoảng 30 phút, do dạ dày, ruột bị viêm cấp tính nên sẽ xuất hiện cảm giác khó chịu ở vùng thượng vị, đau bụng, lợm giọng, buồn nôn, nôn…

    Gây rối loạn chuyển hóa tế bào gan

    Tinh dầu trong ngải cứu có tác dụng chữa bệnh nhưng cũng là thành phần có độc tính. Khi người bị viêm gan ăn ngải cứu, dược chất đi vào gan gây rối loạn chuyển hóa của tế bào gan, dẫn đến viêm gan cấp tính do trúng độc và viêm gan vàng da, khiến gan to, nước tiểu đục, nước tiểu lẫn dịch mật (chứng bệnh biliuria).

    Gây rối loạn đường ruột cấp tính

    Ngải cứu được xem là một vị thuốc nhuận tràng hiệu nghiệm do giúp cơ thể tăng việc đi tiểu. Tuy nhiên, người bị rối loạn đường ruột cấp tính nên tránh xa loại rau này để tránh bệnh tình trở nên khó kiểm soát và ngày càng trầm trọng hơn.

    Dễ gây sảy thai trong 3 tháng đầu

    Phụ nữ mang thai ăn ngải cứu 1-2 lần/tuần sẽ giúp xoa dịu những cơn đau cơ, hỗ trợ tuần hoàn máu, giảm cơn đau vùng bụng. Loại rau này được sử dụng trong một số bài thuốc dành cho người bị động thai hay sảy thai liên tiếp.

    Thế nhưng, theo một số nghiên cứu, bà bầu ăn quá nhiều ngải cứu trong 3 tháng đầu mang thai sẽ làm tăng nguy cơ bị ra máu, co bóp cổ tử cung nên dễ dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Do đó, phụ nữ có thai nên chú ý khi ăn ngải cứu để tránh xảy ra chuyện đáng tiếc.

    Gây dị ứng

    Những người dị ứng với họ thực vật Asteraceae hay Compositae như hoa cúc và nhiều loại thảo mộc khác có thể xuất hiện phản ứng dị ứng khi ăn rau ngải cứu. Loại rau này cũng có thể gây phản ứng dị ứng ở người bị dị ứng với cỏ bạch dương, cần tây hoặc cà rốt.

    Theo một số nguồn thông tin, ngải cứu có thể gây phản ứng dị ứng ở người bị dị ứng với mù tạt trắng, mật ong, sữa ong chúa, hạt phỉ, ô liu, cao su, đào, kiwi và các cây khác từ chi Artemisia. Đặc biệt, phấn hoa ngải cứu có khả năng gây phản ứng ở những người dị ứng với thuốc lá.

    Đinh Kim (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/6-tac-dung-phu-dang-so-cua-rau-ngai-cuu-biet-de-can-than-keo-hoi-khong-kip-a566841.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan