+Aa-
    Zalo

    70 năm đổi mới, hội nhập và phát triển

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL)- Sau 70 năm nhìn lại, một chặng đường phát triển, chúng ta có quyền tự hào về những thành tựu mà đất nước ta đã đạt được

    (ĐSPL)- Cách mạng tháng tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Dân tộc Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội.

    Sau 70 năm xây dựng và phát triển, trải qua bao gian khó, đất nước ta đã có những thành tựu vượt bậc trên mọi mặt, khẳng định vị thế và tiếng nói trên trường quốc tế. Dưới sự lãnh đạo của đảng và nhà nước nhân dân ta từng bước kiến tạo nên những thành tựu kinh tế to lớn và khẳng định vị trí của mình với bèbạn năm châu.

    Sau 70 năm nhìn lại, một chặng đường phát triển, chúng ta có quyền tự hào về những thành tựu mà đất nước ta đã đạt được để vững tin vào tương lai phát triển và hội nhập toàn cầu...

    Trong 70 năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu phát triển kinh tế gây ấn tượng, được thế giới đánh giá cao. (Ảnh minh họa)

    Kinh tế đổi mới và phát triển

    Kinh tế phát triển ấn tượng với xuất phát điểm thấp, lại bị tàn phá bởi chiến tranh, nên sau hòa bình, nền kinh tế nước ta hết sức khó khăn.

    Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực không ngừng, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu phát triển kinh tế gây ấn tượng, được thế giới đánh giá cao.

    Hiện nay, nước ta đã thoát khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Tăng trưởng kinh tế bình quân đạt gần 7\%/năm.

    Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, công nghiệp và dịch vụ đã chiếm 83\% trong tổng gdp. Quy mô và tiềm lực của nền kinh tế không ngừng tăng lên; gdp tăng gấp gần 7 lần, kim ngạch xuất khẩu tăng gấp 200 lần. GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt gần 2.200 usd.

    Kết cấu hạ tầng kt-xh phát triển khá nhanh với nhiều công trình hiện đại, tạo diện mạo mới cho đất nước. Lĩnh vực công nghiệp đã và đang đạt được những dấu mốc tăng trưởng ổn định với tốc độ cao, là thước đo của việc hoàn thành các mục tiêu chiến lược về phát triển kinh tế đất nước.

    Giá trị sản xuất công nghiệp từ mức khiêm tốn 40 tỉ đồng năm 1985 đã đạt 1.400.000 tỉ đồng vào năm 2015. Từng bước thiết lập và mở rộng đáng kể thị trường xuất nhập khẩu và đối tác thương mại theo phương châm đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ kinh tế đối ngoại.

    Thị trường trong nước đã đáp ứng được nhu cầu của sản xuất, phục vụ tiêu dùng, góp phần vào tăng trưởng chung của nền kinh tế và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

    Tiến bộ công bằng xã hội

    Hiện, Việt Nam có quan hệ kinh tế thương mại với hầu hết các quốc gia và nền kinh tế trên thế giới, là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư với gần 300 tỉ usd từ hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ, với gần 20.000 dự án.

    Việt Nam cũng là thành viên tích cực, trách nhiệm của cộng đồng asean, các cơ chế hợp tác khu vực, thế giới và của liên hợp quốc.

    Tiến bộ, công bằng xã hội tiến bộ, công bằng xã hội, phát triển văn hóa cũng đạt được nhiều kết quả tích cực. An sinh xã hội cơ bản được bảo đảm, phúc lợi xã hội và đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt.

    Tỉ lệ hộ nghèo giảm mạnh, còn dưới 6\%. hơn 98\% số hộ gia đình được sử dụng điện lưới quốc gia. Trên lĩnh vực y tế, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ, hệ thống cơ sở y tế được hình thành rộng khắp trong cả nước; số bác sỹ, số giường bệnh trên một vạn dân tăng nhanh.

    Hệ thống dịch vụ y tế ngày càng nâng cao chất lượng. Chính sách ưu đãi người có công được đặc biệt quan tâm, đảm bảo mức sống người có công bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư trên địa bàn cư trú.

    Trong lĩnh vực giao thông, đồng hành cùng sự phát triển của đất nước, ngành đã đạt được những thành tựu bước ngoặt: thu hút hơn 200 nghìn tỉ đồng từ nguồn vốn ngoài ngân sách; tiết giảm gần 40 nghìn tỉ đồng từ việc rà soát các hạng mục không cần thiết và đẩy nhanh tiến độ các công trình với kết quả 100\% các dự án về đích đúng và vượt tiến độ; nhiều dự án đường cao tốc được đưa vào sử dụng...

    Cùng với những thành tựu ấy là hình ảnh cuộc sống đổi thay trên những cung đường. Là niềm vui của đồng bào dân tộc khi có cầu treo, niềm phấn khởi khi hành trình của tuyến đường sắt bắc - nam được rút ngắn chỉ còn 31 giờ hay những triển vọng của ngành hàng không, hàng hải...

    Tất cả vì lợi ích của đất nước, nhân dân

     Phát biểu tại triển lãm thành tựu kinh tế – xã hội 2015 với chủ đề “đổi mới, hội nhập và phát triển”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu rõ, mùa thu năm 1945, dưới sự lãnh đạo của đảng, Bác Hồ, nhân dân Việt Nam đã đứng lên giành chính quyền, lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa – nhà nước cộng hòa, dân chủ đầu tiên ở Đông Nam Á.

    7 0 năm kể từ những ngày thu lịch sử ấy, bằng sức mạnh của chính nghĩa, của đại đoàn kết, của lòng quả cảm và sáng tạo vô song, với sự giúp đỡ, ủng hộ của bạn bè quốc tế, nhân dân Việt Nam đã vượt qua muôn vàn hy sinh, gian khổ, giành thắng lợi vẻ vang trong các cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc, xây dựng đất nước, đáp lại lòng tin, ước nguyện của lớp lớp anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì độc lập, tự do, vì tương lai tươi sáng của dân tộc.

    Thực hiện công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế, từ một đất nước nghèo đói, lạc hậu, Việt Nam đã vươn lên trở thành quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình, một trong những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu, góp phần bảo đảm an ninh lương thực thế giới.

    Việt Nam đã trở thành điểm sáng trong xóa đói giảm nghèo, thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Nhiều chỉ số liên quan tới con người, tới an sinh xã hội cao hơn hẳn so với các nước có cùng trình độ phát triển.

    Từ một nền kinh tế tự cấp tự túc, tập trung quan liêu bao cấp, Việt Nam đã trở thành một nền kinh tế năng động, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, một bộ phận của nền kinh tế toàn cầu với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu gần 300 tỉ usd gấp khoảng 1,5 lần tổng sản phẩm quốc nội (gdp).

    Việt Nam có quan hệ kinh tế thương mại với hầu hết các quốc gia và nền kinh tế trên thế giới, là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư với gần 300 tỉ usd từ hơn100 quốc gia, vùng lãnh thổ, với gần 20.000 dự án.

    Việt Nam cũng là thành viên tích cực, trách nhiệm của cộng đồng asean, các cơ chế hợp tác khu vực, thế giới và của lhq.

    Theo đánh giá của nhiều tổ chức quốc tế, trong hơn 20 năm trở lại đây kinh tế Việt Nam tăng trưởng liên tục ở mức bình quân cao thứ hai trên thế giới.

    Ngay trong thời gian khủng hoảng kinh tế thế giới vừa qua, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm số ít các nước duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao.

    Tuy nhiên, khoảng cách phát triển so với khu vực và thế giới vẫn lớn. Đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số còn khó khăn. Văn hóa Xã hội, đạo đức lối sống... xuất hiện những biểu hiện không phù hợp.

    Để nền kinh tế phát triển nhanh hơn, bền vững hơn, để mọi người Việt Nam được sống một cuộc sống tự do, hạnh phúc trong một quốc gia độc lập, một xã hội nhân hòa, an bình và tràn ngập yêu thương, để các nét đẹp, các giá trị văn hóa Việt tỏa sáng trong dòng chảy văn minh nhân loại...

    Chúng ta cần thực hiện đổi mới mạnh mẽ hơn, đồng bộ hơn; cần khơi dậy, cổ vũ, khuyến khích sức sáng tạo của toàn xã hội, nhận diện và tháo bỏ những rào cản đối với việc phát huy mọi nguồn lực phục vụ phát triển.

    Tất cả vì lợi ích của đất nước, của nhân dân. tinh thần cách mạng tháng tám và quốc khánh 2/9, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, trách nhiệm trước các thế hệ cha anh và với thế hệ tương lai thôi thúc, tiếp thêm sức mạnh để chúng ta quyết đồng sức, đồng lòng xây dựng và bảo vệ thành công tổ quốc việt nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; góp phần gìn giữ, kiến tạo hòa bình, hợp tác trong khu vực và trên thế giới.

    Trong 70 năm qua, với những cố gắng bền bỉ, không sợ hy sinh, gian khổ của toàn đảng, toàn dân; sự nỗ lực của các thế hệ cán bộ, nhà giáo, những người làm công tác giáo dục đã vượt qua mọi khó khăn vì sự phát triển của ngành, tạo nên thành tựu giáo dục to lớn và đáng tự hào.

    Hiện nay, hệ thống trường lớp và quy mô giáo dục phát triển nhanh. Chúng ta đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000; hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ năm 2014; hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2010; 32 tỉnh, thành phố hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi đến tháng 6/2015. Chất lượng giáo dục và đào tạo cũng được nâng lên, chất lượng giáo dục đỉnh cao có những bước phát triển mới.

    Hệ thống mạng lưới các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng được củng cố và phát triển. Giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học trong việc xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo; đổi mới công tác xây dựng chương trình đào tạo với sự tham gia của các nhà quản lý, các nhà sử dụng lao động, các nhà tài trợ.

    Nhiều công trình của các nhà giáo tiêu biểu đạt giải thưởng quốc tế... công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, công tác giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên... được đẩy mạnh.

    Công tác giáo dục về bảo vệ chủ quyền biển đảo được triển khai với nhiều hình thức.

    Theo số liệu thống kê, năm học 2014-2015, tổng số hs – sv: 22,21 triệu; tổng số giáo viên, giảng viên: 1,24 triệu; tổng số trường học: 43.847; số trường đạt chuẩn quốc gia: 16.276. Giáo dục Việt Nam cũng ghi dấu ấn trên sân chơi trí tuệ thế giới, các kỳ thi olympic khu vực và quốc tế,  hs – sv Việt Nam đạt thành tích xuất sắc, đặc biệt là trong 4 năm vừa qua, 100\% học sinh tham gia đều đoạt giải (từ năm 2000 đến năm 2015 đoạt 101 hcv, 169 hcb, 174 hcđ và 43 bằng khen).

    Đỗ Huê – Anh Đức

    Xem thêm video:

    [mecloud]R55bGpxqs0[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/70-nam-doi-moi-hoi-nhap-va-phat-trien-a109185.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.