+Aa-
    Zalo

    8 bác sĩ, nhà báo bị đánh chết khi dập dịch Ebola ở Guinea

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Thi thể của 8 người gồm 3 nhà báo trong một đoàn y tế hỗ trợ dập dịch Ebola đã được phát hiện sau 2 ngày mất tích tại Guinea.Thi thể của 3 người được phát hiện có vết cắt

    Thi thể của 8 người gồm 3 nhà báo trong một đoàn y tế hỗ trợ dập dịch Ebola đã được phát hiện sau 2 ngày mất tích tại Guinea. Thi thể của 3 người được phát hiện có vết cắt ở cổ.

    Theo RT, nhóm nhân viên y tế gồm 3 bác sĩ và 3 nhà báo đã bị tấn công tại Nzerekore, thành phố gần phía nam Guinea. Với số người chết vì căn bệnh Ebola lên tới con số 2.600, nhóm nhân viên y tế này đã được cử tới Guinea để giúp người dân hiểu biết thêm về virus cũng như cách phòng tránh bệnh. Tuy nhiên, họ đã bị mất tích hôm 16/9. Trong đó, 6 thi thể đã được tìm thấy hôm 18/9 trong khi danh tính của 2 người còn lại chưa được xác định.

    8 bác sĩ, nhà báo bị đánh chết khi dập dịch Ebola ở Guinea

    2.600 người thiệt mạng vì nhiễm virus Ebola.

    Chia sẻ với Reuters, phát ngôn viên chính phủ Guinea Damantang Albert Camara cho biết các nhân viên y tế và phóng viên đã bị đánh chết một cách dã man. "8 thi thể được tìm thấy tại nhà xí của ngôi làng. Trong đó, thi thể của 3 người có vết rạch trên cổ", ông Camara nói.

    Hồi đầu tuần này, nhóm công tác y tế đã có buổi tiếp xúc với người dân địa phương. Tiết lộ với tờ Guardian, một người dân tên Yves cho hay mọi chuyện diễn ra suôn sẻ cho tới khi buổi họp bắt đầu.

    "Cuộc họp khởi đầu rất thuận lợi cho tới khi một số thanh niên trong làng đi ra ngoài và sau đó ném đá vào đoàn công tác. Họ kéo một số nhân viên ra ngoài và phá hủy xe của họ", Yves nói. Một trong những điều khó khăn và nguy hiểm đối với các nhân viên y tế tới hỗ trợ dập dịch Ebola là việc tiếp cận với người dân địa phương bởi họ luôn có thái độ nghi ngờ đối với đoàn công tác.

    Hồi tháng trước tại Nzerekore, các cuộc bạo loạn đã bùng phát khi nhân viên y tế cho biết "họ đang cố gắng phun thuốc phòng bệnh Ebola tại một khu chợ địa phương". Tuy nhiên, người dân lại tưởng rằng chính các nhân viên này cố tình để virus lây lan sang họ nhanh hơn.

    Trong bối cảnh virus Ebola tiếp tục lây lan khắp Tây Phi, hôm 18/9, Liên Hợp Quốc (LHQ) thông báo cơ quan này đang thành lập một phái đoàn đặc biệt chiến đấu với căn bệnh Ebola tại Liberia, Guinea và Sierra Leone – 3 quốc gia hứng chịu dịch Ebola nặng nề nhất. Động thái của LHQ được đưa ra sau khi Hội đồng Bảo An gọi dịch Ebola là "mối đe dọa với an ninh và hòa bình thế giới".

    Với sự hỗ trợ của 131 quốc gia, kế hoạch của LHQ là huy động tiền, nhân sự và nhu yếu phẩm cho nạn nhân. "Sứ mệnh quốc tế có 5 mối ưu tiên: ngăn chặn dịch bệnh, chữa trị cho các bệnh nhân, đảm bảo việc cung cấp thiết bị cần thiết, duy trì sự ổn định và ngăn chặn dịch bệnh bùng phát", Tổng thư ký LHQ, Ban Ki-moon phát biểu.

    Hôm 16/9, Mỹ cũng đã ra tuyên bố điều động 3.000 binh sĩ tới Tây Phi và xây thêm 17 trung tâm điều trị mới nhằm ngăn chặn virus Ebola lây lan. Ngoài ra, Pháp sẽ xây một quân y tại Guinea. Anh, Trung Quốc và Cuba đã hứa cử các nhân viên y tế tới khu vực này.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/8-bac-si-nha-bao-bi-danh-chet-khi-dap-dich-ebola-o-guinea-a51434.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan